-->

Tranh chấp về quyền nuôi con ngoài giá thú

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đinh 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (quyền nuôi con) sau khi ly hôn

Hỏi: Tôi năm nay 28 tuổi. Hiện đã ly thân với chồng cũ được 1 năm và có 1 con trai 3,5 tuổi cháu hiện sống với bố và ông bà nội.Và hiện giờ tôi đag mang thai được 8 tháng với người đàn ông khác, chỉ mang thai chứ không sống chung, tôi có thai và thương con nên tôi quyết định giữ lại đứa bé vì nghĩ mình đang sống 1 mình, tôi đã nghĩ đơn giản là sinh con và nuôi nấng con làm 1 người mẹ đơn thân nên tôi ko quan tâm về gia đình lẫn hoàn cảnh của cha đứa bé. Tới giờ được 8 tháng rồi tôi vẫn chỉ biết đến tên của cha đứa bé, còn ngoài ra tôi không biết gì hết kể cả nhà cửa ở đâu. 2 tháng nữa tôi sinh. Và đứa bé sẽ mang họ mẹ. Hôm nay cha đứa bé đến nói là sẽ dành quyền nuôi con khi tôi sinh nó ra. Tôi đang rất hoang mang không biết tôi phải làm gì để giữ được con của tôi vì gia đình cha đứa bé là gia đình có tiền. Còn tôi thì không có nhiều. Từ lúc mang thai người đàn ông đó chưa lo lắng được gì cho mẹ con tôi cả , thậm chí 1 vài lần còn mang tài sản của tôi đi cắm và tôi phải bỏ tiền ra để lấy về. Tôi đã bỏ hết tất cả để con chào đời nên tôi không thể để họ cướp con tôi đi được. Khi có đứa bé tôi lại bị mất công việc, hiện tôi đang sống với mẹ đẻ chờ sanh con song tôi mới đi làm lại, hiện giờ tài chính của tôi không có và rất khó khăn mà cha đứa bé không giúp được gì, đợi tôi sinh xong rồi nói sẽ mang con tôi đi vì họ có điều kiện để con tôi sống tốt và đầy đủ. Cho tôi hỏi, tôi phải làm gì để giành quyền nuôi con? (Nguyễn Hoàng - Thái Nguyên)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Luật HN&GĐ) giải thích:“Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như là vợ chồng”. Tuy nhiên, việc xác định có coi là “ chung sống như vợ chồng” hay không còn tùy thuộc vào ý chí của mỗi người. Ở đây, bạn cho rằng không sống chung như vợ chồng nhưng có thể Tòa sẽ có nhận định khác tùy thuộc vào tình hình thực tế.

Khoản 1 Điều 88 Luật HN&GĐ quy định về việc xác định cha, mẹ như sau: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”.

Điều 81Luật HN&GĐ quy định như sau:“ 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Do đó, bạn và chồng bạn chưa ly hôn nên con bạn khi sinh ra có thể xác định là con chung của vợ chồng bạn vì là con sinh ra trong thời kì hôn nhân.

Như vậy, con bạn dưới 36 tháng tuổi nên bạn được ưu tiên quyền nuôi bé nhưng bạn phải chứng minh mình đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Bạn phải chứng minh về tài chính, về thời gian, điều kiện chăm sóc con…Bạn cũng có thể cung cấp chứng cứ về việc cha ruột của bé không cấp dưỡng, không giúp đỡ bạntrong thời gian bạn mang thai hay không đủ điều kiện nuôi dưỡng bé, không tạo cho con được không khí gia đình có sự gần gũi nâng niu của cả cha và mẹ và tạo cho con một môi trường phát triển tốt để giành lợi thế cho mình. Cũng nói thêm rằng yếu tố về điều kiện kinh tế chỉ là một phần và không có tầm chi phối lớn đến việcquyết định ai có quyền nuôi con nên việc bạn tạm thời không có việc làm cũng không quá ảnh hưởng đến quyền nuôi con của bạn.

Khi đó, Tòa sẽ dựa trên tình hình thực tế và lợi ích của con để quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng. Người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền chăm sóc, thăm nom con và có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con tới khi con đủ 18 tuổi.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.