Tuy bố anh (chị) chưa được hợp thức hóa về quyền sử dụng đất nhưng có đủ căn cứ để chứng minh đó bất động sản thuộc quyền sở hữu của gia đình anh (chị). Do đó anh (chị) có quyền đòi lại và có thể yêu cầu người sống tạm trên phần đất đó bồi thường nếu có...
Hỏi: Ba mẹ tôi điều là người đi tham gia kháng chiến, sau khi về địa phương ba mẹ được nhà nước cấp đất nông nghiệp trên 2600m2, và có nhờ địa chính hỗ trợ để làm thủ tục hợp thức hoá nhưng chưa được. Cũng trong thời điểm đó, cô ruột của tôi đang bệnh nặng, không nơi nương tựa, và người con lớn của cô đang phải sống trôi nổi, ba tôi thương tình nên cho hai người ở nhà bảo bến khi cô tôi mất thì phải chuyển đi. Nhưng 1 thời gian chị ta chiếm luôn và cất nhà kiêm cố, ba tôi ngăn cản mà không được; khi cô tôi mất đuổi mà chị ta cugnx không chịu đi, còn làm đơn lên chính quyền không cho ba tôi hợp thức hóa giấy tờ. Đề nghị Luật sư tư vấn, gia đình tôi phải làm gì để lấy lại mảnh đất cô ta đã chiếm? (Nguyễn Minh Luân - Hải Dương)
Luật gia Phạm Hồng Phúc - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Khi nhà nước giao đất nông nghiệp cho bố anh (chị) thì chắc chắn sẽ có căn cứ để xác minh điều đó, đó là những căn cứ sau:
- Giấy tờ khi Nhà nước giao đất cho gia đình anh (chị)
- Quyết định giao đất ngày đó của chính quyền
- Sự xác nhậncủa phòngđịa chínhlàthửađấtđóthuộc giađình anh (chị)
- Sự xác nhận của cán bộ chính quyền giao đất cho gia đình anh (chị) ngày ấy,...
Chỉ cần anh (chị) có một (hoặc nhiều hơn càng tốt) trong các chứng cứ trên là đủ chứng minh trước khi cô anh (chị) chiếm hữu mảnh đất đó thì quyền sở hữu thuộc về bố anh (chị). Nếu bố anh (chị) chứng minh được như vậy thì cô anh (chị) phải chứng minh là mình nhận chuyển nhượng hoặc được tặng cho từ bố anh (chị), tuy nhiên rõ ràng không có những giấy tờ như vậy.
Do vậy, việc cô anh (chị) đang chiếm hữu mảnh đất là không có căn cứ pháp luật. Bố anh (chị) có thể kiện ra Tòa đòi tài sản theo Điều 258 Bộ luật Dân sự 2005 như sau:
"Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa."
Ngoài ra, nếu việc chiếm hữu của cô anh (chị) gây thiệt hại cho bố anh (chị), bố anh (chị) có thể xác định mức thiệt hại và đòi bồi thường tại Tòa theo Điều 260 Bộ luật Dân sự 2005 như sau:
"Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại."
Căn cứ xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm theo Điều 608 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
"Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại."
Anh (chị) tham khảo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận