-->

Tranh chấp nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ?

Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị

Hỏi: Gia đình tôi có làm hợp đồng cho thuê đất để lắp đặt trạm phát tín hiệu của mạng Viettel. Trong hợp đồng ghi rõ là thời gian thuê đất là 5 năm, mỗi tháng 2,5 triệu đồng. Và sẽ thanh toán mỗi năm 1 lần (30 triệu) vào tháng 12 của mỗi năm.. Nhưng vào tháng 11/2015, thì bên Viettel lại thông báo với gia đình em rằng sẽ thanh toán 3 tháng một lần (7,5 triệu đồng) chứ không thanh toán một năm một lần như trong hợp đồng đã kí. Đề nghị Luật sư tư vấn, trong trường hợp này, gia đình em có quyền không chấp nhận việc thanh toán 3 tháng 1 lần, mà yêu cầu Viettel phải thanh toán giống như trong hợp đồng đã kí ( tức 1 năm một lần) được không ạ ? Và nếu bên Viettel không chấp nhận thì gia đình em có quyền khởi kiện và yêu cầu bên điện lực tạm thời không cung cấp điện cho trạm phát tín hiệu đặt trên phần đất nhà em được không ? (Thanh Tâm - Hòa Bình)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Phương Thảo - Tổ tư vấn pháp luật Hành chính của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, trong hợp đồng ký kết giữa hai bên đã thỏa thuận sẽ thanh toán mỗi năm 1 lần (30 triệu) vào tháng 12 của mỗi năm. Viettel lại thông báo với gia đình anh (chị) rằng sẽ thanh toán 3 tháng một lần (7,5 triệu đồng) chứ không thanh toán một năm một lần như trong hợp đồng đã kí. Vậy trong trường hợp này, gia đình anh (chị) có quyền không chấp nhận việc thanh toán 3 tháng 1 lần, mà yêu cầu Viettel phải thanh toán giống như trong hợp đồng đã kí ( tức 1 năm một lần) được.

Theo Điều 392 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội. Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng như sau:

"1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh."

Như vậy, trong trường hợp này hai bên trong hợp đồng đã chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, tiến hành ký kết, cũng đưa ra thỏa thuận hình thức thanh toán vào tháng 12/2014. Thời điểm xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên có từ lúc đó nhưng bên Viettel lại thay đổi thời gian thanh toán, không thỏa mãn các trường hợp quy định nêu trên do đó việc thay đổi hoàn toàn không phù hợp theo luật định.

Thứ hai , nếu bên Viettel không chấp nhận thì gia đình anh (chị) có quyền hủy hợp đồng theo quy định Khoản 1 Điều 425 Bộ luật dân sự 2005 quy định Huỷ bỏ hợp đồng dân sự như sau: " Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định."

Ngoài ra, có sự vi phạm về hợp đồng anh (chị) hoàn toàn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện (quận, thành phố thuộc tỉnh) nơi công ty viettel có trụ sở.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huốnglà cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.