-->

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Hỏi: Tôi đang tham gia giao thông bằng xe máy nhưng vì 1 số lí do nên đi 1 đoạn trái đường tôi đang chạy tới ngã rẽ bên trái để rẽ qua đi cho đúng luật thì có 1 anh đi xe máy phía sau không hiểu sao đâm tới cả 2 người văng vào nhà dân đâm vào cột nhà cả 2 chiếc xe đều bị hỏng nhẹ. Anh đó thì bị mất ít thịt trên đầu 1 ngón tay trỏ phải. Tôi đã đưa anh đó đi bệnh viện và lo viện phí 3 triệu 500 ngàn đồng. Tổng chi phí chưa rõ vì anh ấy phải phẫu thuật lấy mô da bên bắp tay ghép vào chỗ đầu ngón tay ấy. Tính tới thời điểm này thì đã đóng trước cho bệnh viện 4.500.000 đồng, tôi chịu 3.500.000 đồng, giờ bệnh viện yêu cầu đóng thêm 2.000.000 đồng tiền phí phẫu thuật nữa. Giờ bên họ yêu cầu tôi đóng tiếp nhưng tôi không đủ điều kiện, giờ không biết giải quyết như thế nào vì cả 2 đều đi trái đường nhưng anh ấy đâm từ phía sau đâm tới tôi. Đề nghị Luật sư tư vấm, tôi có cần phải ra tòa để giải quyết không? (Nguyễn Thanh Hương - Ninh Bình)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Huy Hoàng - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau: “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: 1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật. 2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Theo đó, trường hợp của anh (chị), anh (chị) sẽ không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp do lỗi cố ý của bên bị hại hoặc trong trường hợp tình thế cấp thiết, sự kiện bất khả kháng.

Thứ hai, về việc xác định thiệt hại

Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau: “Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm: 1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. 2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Như vậy, trách nhiệm và mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này sẽ thực hiện theo các quy định trên.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.