Tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy (bị coi là tội phạm) là hành vi sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ.
Hỏi: Thế nào bị coi là phạm tội tuyền bá văn hóa phẩm đồi trụy?
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Trần Thị Thanh Tình - Công ty TNHH Luật Everest- trả lời:
Khoản 1 Điều 253 Bộ luật Hình sự (BLHS), quy định: “Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
b) Phổ biến cho nhiều người;
c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”.
Như vậy có thể hiểu, tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy (bị coi là tội phạm) là hành vi sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ.
Truyền bá văn hóa phẩm trồi trụy là hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức cần thiết phải bị xử phạt trách nhiệm hình sự, bởi nó xâm phạm đến sự quản lý của Nhà nước về việc duy trì, phát triển nếp văn hóa văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc. Đối tượng tác động của tội phạm này là sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy. Việc xác định các vật phẩm có tính chất đồi trụy hay không, nhất thiết phải do cơ quan chuyên môn (cơ quan văn hóa) thẩm định.
Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và có độ tuổi từ đủ 16 trở lên. Trong trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 253 Bộ luật này thì người phạm tội có độ tuổi từ 14 trở lên.
Người phạm tội thực hiện duy nhất một hành vi, đó là truyền bá ( phổ biến) cho người khác biết các vật phẩm có tính chất đồi trụy nhưng bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như: làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến hoặc có hành vi khác.
Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thực hiện hành vi của mình là do cố ý. Mục đích của người phạm tội là nhằm phổ biến văn hóa phẩm đồi trụy cho người khác với nhiều động cơ khác nhau. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải chứng minh mục đích của người phạm tội. Nếu một người có các hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ hoặc có hành vi khác nhưng không nhằm phổ biến cho người khác thì cũng không cấu thành tội phạm này.
Tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy là tội phạm ít nghiêm trọng với khung hình phạt (cơ bản) là bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội trong các trường hợp có tổ chức, vật phạm pháp có số lượng rất lớn, đối với người chưa thành niên, gây hậu quả nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Phạm tội trong các trường hợp vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười ba năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận