-->

Tội trốn thuế theo quy định Luật hình sự

Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.

Hỏi: Tội trốn thuế là hành vi khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng, tội trốn thuế đã được sửa đổi về số tiền trốn thuế trong Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung, với hình phạt nghiêm khắc nhất là bảy năm tù và phạt tiền gấp ba lần số tiền trốn thuế? (Thu Hằng - Nghệ An)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khách thể của tội phạm: Tội trốn thuế xâm phạm quy định của Nhà nước về thuế làm suy giảm đến ngân sách Nhà nước.

Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khác quan của tội trốn thuế được thể hiện ở hành vi khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng. Hành vi này thường thể hiện ở việc gian dối trong ke khai hàng hóa trong sản xuất hoặc kinh doanh. Tội phạm chỉ cấu thành nếu số tiền trốn thuế từ năm mươi triệu đồng trở lên; hoặc dưới năm mươi triệu đồng thì đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về các tôi quy định tại các Điều 153, 154, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật Hình sự, chưa được xoá án tích.

Chủ thể của tội phạm: Là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi trốn thuế của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi vẫn cố tình thực hiện tội phạm.

Hình phạt: Quy định 3 khung hình phạt.

- Khung 1: quy định hình phạt tiền từ một đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm áp dụng đối với trường hợp số tiền trốn thuế từ (một trăm đến dưới 300 triệu đồng) đã sửa đổi mức cũ là (năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng) hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 153, 154, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật Hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

- Khung 2: Điều luật quy định hình phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm áp dụng đối với trường hợp số tiền trốn thuế từ (ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này) đã sửa đổi mức cũ là một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc tái phạm.

- Khung 3: quy định hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm áp dụng đối với trường hợp số tiền trốn thuế từ (sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác) trong khi mức cũ là năm trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác (như đưa hối lộ; tìm cách tiêu hủy chứng cứ hoặc có hành vi chống người thi hành công vụ…)

- Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.