Gây rối trật tự công cộng (bị coi là phạm tội) là hành vi gây náo động, hò hét gây mất trật tự ở những nơi công cộng như ngoài đường phố, khu dân cư, công viên…Hành vi này gây nên sự xáo trộn, hoảng sợ cho những người xung quanh.
Hỏi: Được biết, Bộ luật Hình sự năm 1999 (BLHS) quy định về tội Tội gây rối trật tự công cộng. Đề nghị luật sư tư vấn, trường hợp nào bị coi là phạm tội gây rối trật tự công cộng?
Luật gia Trần Thị Thanh Tình - Tổ tư vấn pháp luật hình sự - Công ty Luật Everest - trả lời:
Khoản 1 Điều 245 BLHS, quy định: “Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Như vậy, gây rối trật tự công cộng (bị coi là phạm tội) là hành vi gây náo độngng, hò hét gây mất trật tựtự ở những nơi công cộng như ngoài đường phố, khu dân cư, công viên…Hành vi này gây nên sự xáo trộn, hoảng sợ cho những người xung quanh.
Người phạm tội gây rối trật tự công cộng phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và có độ tuổi từ 16 trở lên.
Gây rối trật tự công cộng bị coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội tới mức cần thiết phải xử lý trách nhiệm hình sự, bởi hành vi này xâm phạm đến an toàn công cộng, đến quy tắc, sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi… ở nơi công cộng.
Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng với lỗi cố ý, bằng nhiều phương thức khác nhau như: tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mất trật tự công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng, đập phá các tài sản trong các quán ăn, quán giải khát có đông người…
Khi xác định hành vi gây rối trật tự cần phải phân biệt với hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành một tội phạm khác thì người có hành vi gây rối chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ đã thực hiện, mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.
Ví dụ: Hai nhóm H và K đuổi đánh nhau trong công viên. Sau đó, H dùng dao mang sẵn trong người đâm chết K. Như vậy dù H có hành vi gây rối trạt tự công cộng nhưng H đã có hành vi đâm chết K nên H phải chịu tội giết người theo Điều 93 mà không phải chịu tội gây rối trật tự công cộng này nữa.
Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất và phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội.
Tội gây rối trật tự công cộng là tội phạm ít nghiêm trọng với khung hình phạt (cơ bản) là phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt từ từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội thuộc các trường hợp có dung vũ khí hoặc có hành vi phá phách, có tổ chức, gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng, xúi dục người khác gây rối, hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng, tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận