-->

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản phải có đồng thời hai hành vi: bắt cóc con tin và đe dọa chủ tài sản để chiếm đoạt tài sản.

Hỏi: B do mâu thuẫn với A nên đã bắt giữ con gái của A. Sau đó B nảy sinh ra ý định, đòi A tiền chuộc và B nhắn tin đe dọa yêu cầu A phải nộp cho B 500 triệu đồng. Trong trường hợp này B phạm tội gì, hình phạt với tội này như thế nào? (Lê Khánh Ly - Nghệ An)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Phương Anh -Công ty LuậtTNHH Everest -trả lời:

Một người bắt giữ người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản
như trường hợp nêu trên bị coi là phạm tội bắt cóc
người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 (BLHS).

Theo Điều 134 BLHS, người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản phải có đồng thời hai hành vi: bắt cóc con tin và đe dọa chủ tài sản để chiếm đoạt tại sản.

Hành vi bắt cóc là hành vi bắt giữ người trái phép. Người bị bắt giữ có thể là trẻ em hoặc là người lớn có quan hệ tình cảm thân thiết với chủ tài sản. Hành vi bắt cóc được thực hiện nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu việc bắt cóc không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản mà nhằm vào một mục đích khác thì hành vi bắt cóc không cấu thành tội này. Ví dụ, nếu sự việc chỉ dừng lại ở việc bắt giữ con gái của A mà không có hành vi đòi tiền chuộc của B thì không cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà có thể là hành vi khách quan của tội bắt, giam, giữ người trái pháp luật.

Để đạt được mục đích chiếm đoạt người phạm tội có hành vi tiếp theo hành vi bắt cóc con tin là hành vi đe dọa người thân của con tin. Hành vi đe dọa ở đây là hành vi đe dọa dùng vũ lực nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con tin trong trường hợp người đe dọa không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Với sự đe dọa này, người phạm tội có thể tạo ra tâm lý lo sợ cho người bị đe dọa, buộc họ phải thỏa mãn yêu cầu giao nộp tài sản nếu muốn tính mạng, sức khỏe của con tin được an toàn.

Hành vi của tội phạm đồng thời xâm phạm đến quyền tự do thân thể của “con tin”, đồng thời qua đó xâm phạm đến sự tự do ý chí và quyền sở hữu tài sản.

Người phạm tội là bất kể người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật (từ 14 tuổi trở lên). Tuy nhiên, người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) phạm tội này có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu gây hậu quả không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Hành vi của người phạm tội được thực hiện với lỗi cố ý, bởi mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi là nhằm buộc chủ tài sản phải giao nộp tài sản và chiếm đoạt tài sản đó.

Khung hình phạt cơ bản đối với tội bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Người phạm tội trong trường hợp có tình tiết tăng nặng có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, còn có hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng; tịch thu tài sản, quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 đến 05 năm.

Đối chiếu với Điều 134 BHHS, B có thể bị xử phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân (khoản 4). Ngoài ra, B còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.