-->

Tòa có giải quyết ly hôn khi vợ không tham dự phiên tòa không?

Luật sư tư vấn trường hợp tòa có giải quyết ly hôn đơn phương khi người vợ không tới tham dự phiên tòa không.

Hỏi: Tôi nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án và Tòa án cũng đã nhận đơn của tôi rồi. Vợ tôi là người không muốn ly hôn, nên khi Tòa án gọi lên hòa giải vợ tôi đã không lên.Sau này, khi Tòa án mở phiên tòa xét xử thì chắc chắn vợ tôi cũng sẽ không lên. Vậy luật sư cho tôi hỏi: việc vợ tôi không lên dự phiên tòa thì Tòa án có giải quyết được vụ việc ly hôn của chúng tôi không? (Trung Dũng - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trước hết, về việc vợ bạn không tham dự phiên hòa giải của Tòa án.

Khi Tòa án đã thông báo hợp lệ về phiên hòa giải trong vụ án ly hôn của vợ chồng bạn, mà vợ bạn - với tư cách là bị đơn, không tham gia phiên hòa giải thì Tòa án vẫn mở phiên hòa giải như đã thông báo. Việc bị đơn không tham gia phiên hòa giải rơi vào trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2011 về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được, đó là: "bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt". Vì vậy, Tòa án sẽ có biên bản không hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Thứ hai, về việc vợ bạn không tham dự phiên tòa xét xử sơ thẩm.

Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về sự có mặt của đương sự như sau:"1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ”.

Theo quy định của điều luật trên, chúng ta có các trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Tòa án gửi giấy triệu tập hợp lệ lần thứ nhất - vợ bạn vắng mặt. Lúc này, bị đơn không cần có lý do, Tòa án vẫn phải hoãn phiên tòa.

Thời hạn tối đa hoãn phiên tòa là 30 ngày.

- Trường hợp 2: Tòa án gửi giấy triệu tập hợp lệ lần thứ hai. Có 2 giả thiết như sau:

+ Một là, nếu vợ bạn vắng mặt có lý do chính đáng thì Tòa án phải hoãn phiên tòa lần 2. Thời hạn hoãn phiên tòa như đã nêu ở trên.

+ Hai là, nếu vợ bạn vắng mặt không có lý do chính đáng, không có đơn xin xét xử vắng mặt hay không có người đại diện theo ủy quyền tham gia phiên tòa, thì Tòa án xét xử vắng mặt. Trường hợp, vợ bạn có người đại diện theo ủy quyền tham gia phiên tòa, thì người được ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ của người ủy quyền.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, việc vợ bạn vắng mặt - không tham gia phiên tòa, thì Tòa án vẫn tiến hành các trình tự, thủ tục giải quyết vụ án đơn phương ly hôn của bạn mà không phụ thuộc vào việc có hay không có sự có mặt của bị đơn. Nếu căn cứ ly hôn được nguyên đơn đưa ra chứng minh được về tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Tòa án vẫn ra bản án cho phép các bên ly hôn. Ngược lại, nếu căn cứ ly hôn không thuyết phục hoặc không có căn cứ ly hôn thì Tòa án cũng có thể ra bản án không cho phép các bên ly hôn.Mặt khác, nếu như vợ bạn không tham gia phiên tòa thì điều đó đồng nghĩa với việc vợ bạn đã tự mình từ bỏ các quyền và lợi ích chính đáng trong việc đơn phương ly hôn này.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.