Tính nguyên gốc của tác phẩm, hiểu thế nào cho đúng?

Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào việc tác giả có đăng ký bản quyền hay không giống như quyền sở hữu công nghiệp. Pháp luật của hầu hết các quốc gia đều quy định một số tiêu chuẩn nhất định, trong đó tính “nguyên gốc” là điều kiện tiên quyết.

Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung sáng tạo. Mặt khác, nếu hình thức thểhiện của một ý tưởng trùng với nội dung ý tưởng đó, thì hình thức cũng không được bảo hộ. Quyền tác giảchỉ tập trung bảo vệ hình thức thể hiện tác phẩm, không bảo vệ nội dung tác phẩm; quyền tác giả đượcphát sinh kể từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định là tác phẩm được bảo hộphải có tính nguyên gốc, tức là không sao chép, bắt chước tác phẩm khác.

Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Không phải bất kỳ hình thức thể hiện của một ý tưởng nào cũng được bảo hộ dưới dạng quyền
tác giả. Để được bảo hộ, một tác phẩm phải được chấp nhận về mặt nội dung, được thể hiện dưới một hình thức nhất định và có tính nguyên gốc.

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

Khoản 7 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 (gọi tắt là Luật SHTT) quy định: "Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào".

Căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên, tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào việc tác giả có đăng ký bản quyền hay không giống như quyền sở hữu công nghiệp. Để một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì pháp luật của hầu hết các quốc gia đều quy định một số tiêu chuẩn nhất định trong đó có tính “nguyên gốc”.

Theo pháp luật về quyền tác giả, tính nguyên gốc liên quan đến hình thức thể hiện ý tưởng chứ không liên quan đến bản thân ý tưởng hay ý nghĩa của ý tưởng đó. Ở mỗi quốc gia thì ý nghĩa chính xác về tính nguyên gốc có thể khác nhau. Nhưng nhìn chung, tính nguyên gốc có thể được hiểu là tác phẩm được sáng tạo ra một cách độc lập và không sao chép từ những tác phẩm khác. Pháp luật chỉ bảo hộ quyền tác giả đối với những tác phẩm mang tính nguyên gốc.

Ví dụ: Nếu như một chương trình máy tính đã sử dụng nội dung được bảo hộ quyền tác giả của một chưng trình máy tính khác thì việc bảo hộ quyền tác giả sẽ không được áp dụng đối với chương trình máy tính có trùng lặp nội dung.

Tác phẩm cũng có thể được bảo hộ quyền tác giả mà không cần yếu tố sáng tạo của chúng, chất lượng hay giá trị của tác phẩm. Ví dụ: Bức tranh của một đứa trẻ ba tuổi cũng là một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, không cần đáp ứng tiêu chuẩn về văn học và nghệ thuật (thủ tục đăng ký bản quyền tác giả được áp dụng cả đối với các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn hay hình vẽ kỹ thuật đơn giản).

Tác phẩm chỉ được bảo hộ khi được định hình dưới một hoặc một vài hình thức vật chất nhất định. Ví dụ như được viết trên giấy, lưu trữ trong đĩa, usb, vẽ tranh… các buổi biểu diễn thì cần phải được ghi lại bằng băng, đĩa hoặc hình thức khác.

Tính nguyên gốc của tác phẩm


Để được bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm phải có tính nguyên gốc. Theo pháp luật về quyền tác giả, tính nguyên gốc liên quan đến hình thức thể hiện ý tưởng chứ không liên quan đến bản thân ý tưởng hay ý nghĩa bên trong nó. Tuy nhiên, ý nghĩa chính xác về tính nguyên gốc là khác nhau trong pháp luật về quyền tác giả của mỗi nước. Tựu chung lại, tính nguyên gốc có nghĩa là tác phẩm được sáng tạo ra một cách độc lập và không sao chép từ bất kỳ một tác phẩm nào khác. Việc bảo hộ quyền tác giả chỉ được áp dụng đối với những đóng góp mang tính nguyên gốc cho tác phẩm và không được áp dụng đối với bất kỳ yếu tố nào vay mượn từ tác phẩm khác.

Một số nước yêu cầu tác phẩm phải được định hình dưới dạng vật chất bất kỳ. Định hình có nghĩa là, ví dụ, tác phẩm được viết trên giấy, lưu trữ trong đĩa, vẽ bằng sơn dầu hoặc ghi vào băng. Ở những nước đó, các tác phẩm múa ba lê, các bài ứng khẩu hoặc buổi biểu diễn trực tiếp mà không được ghi lại, sẽ không được bảo hộ cho đến khi được ghi lại hoặc được định hình dưới dạng bất kỳ.

* Đối tượng quyền liên quan được bảo hộ khi có tính nguyên gốc

Tính chất này của đối tượng quyền liên quan được xem xét trên hai phương diện, chủ yếu sau:

Thứ nhất, tính nguyên gốc được xác định trên cơ sở lao động sáng tạo mang dấu ấn cá nhân của chủ thể.

Việc quyền liên quan phát sinh trên cơ sở hành vi sử dụng tác phẩm đã có từ trước không ảnh hưởng tới tính nguyên gốc của các đối tượng mà nó bảo hộ. Không khó để nhận ra rằng, sự trình diễn của người nghệ sĩ là kết quả của những cống hiến nghệ thuật mang tính chất sáng tạo của họ. Cùng là một tác phẩm, nhưng mỗi người biểu diễn sẽ thể hiện theo cách của riêng mình, thậm chí cũng chính người nghệ sĩ ấy nhưng mỗi lần biểu diễn lại đem đến những cảm nhận riêng cho khán giả. Chính sự sử dụng tác phẩm một cách sáng tạo và mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể quyền liên quan đòi hỏi việc sử dụng ấy cũng phải được pháp luật bảo vệ.

Thứ hai, tính nguyên gốc của quyền liên quan còn được thể hiện ở việc quyền liên quan chỉ được xác định theo các đối tượng của quyền liên quan được tạo ra lần đầu tiên.

Việc xác định tính nguyên gốc từ góc độ này thường được áp dụng đối với các bản ghi, chương trình phát thanh truyền hình. Cụ thể, quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình chỉ được xác định cho người tạo ra bản ghi âm, ghi hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác; quyền liên quan đối với tổ chức phát sóng chỉ được xác định cho tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng. Theo đó, trong trường hợp: một công ty ghi âm ký hợp đồng thu âm phần biểu diễn của ca sĩ dưới dạng đĩa CD (compact disc), sau đó một công ty khác sao chép lại đĩa CD đó và cũng đưa ra thị trường, thì ta sẽ có hai dạng bản ghi âm cho cùng một phần trình diễn gốc, tuy nhiên, chỉ dạng bản ghi thứ nhất được coi là có tính nguyên gốc (là sự định hình lần đầu) và là đối tượng bảo hộ của quyền liên quan, dạng bản ghi thứ hai không đảm bảo tính nguyên gốc và không những không được bảo hộ mà còn bị coi là hành vi xâm phạm quyền liên quan và tuỳ theo tính chất, mức độ của sự xâm phạm mà sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Tương tự, một tổ chức phát sóng đã đầu tư tài chính và các điều kiện cần thiết để làm một chương trình truyền hình, hoặc đã mua bản quyền phát sóng trực tiếp một sự kiện văn hoá nào đó... thì việc phát sóng các chương trình đó của họ được xác định là thoả mãn điều kiện về tính nguyên gốc của đối tượng quyền liên quan, và nếu tổ chức phát sóng nào khác tiến hành tiếp sóng, phát sóng đồng thời, hoặc phát lại các chương trình này thì việc phát sóng của tổ chức thứ hai này là không có tính nguyên gốc và cũng như trường hợp trên,có thể bị xác định là hành vi xâm phạm quyền liên quan theo pháp luật sở hữu trí tuệ.

Nếu như đặc trưng thứ nhất của quyền liên quan (tính chất sử dụng các tác phẩm đã có) là điểm quan trọng phân biệt nó với các loại quyền sở hữu trí tuệ khác, thì tính nguyên gốc của quyền liên quan cho phép xác định đâu là quyền liên quan được pháp luật bảo hộ, và khi nào xảy ra sự xâm phạm quyền liên quan. Khi tính nguyên gốc được thoả mãn, ta có thể xác định được đối tượng được bảo hộ bởi quyền liên quan, chủ thể của quyền liên quan, và ngược lại, việc không đảm bảo tính nguyên gốc đó là căn cứ để nhận định đã có hành vi xâm phạm đến quyền liên quan.

Luật gia Bùi Thị Phượng - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật gia Bùi Thị Phượng - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Các biện pháp pháp lý khác để bảo hộ tác phẩm nguyên gốc


Quyền tác giả không phải là công cụ duy nhất để bảo hộ các sáng tạo có tính nguyên gốc đem lại giá trị kinh tế.

Luật sáng chế bảo hộ các sáng chế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý cụ thể. Trong khi bằng độc quyền sáng chế trao cho công ty bạn độc quyền đối với việc áp dụng về mặt kỹ thuật một ý tưởng hoặc khái niệm có trong sáng chế, thì quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện dưới dạng văn học hoặc nghệ thuật (chứ không phải tính chức năng) của ý tưởng.

Luật nhãn hiệu bảo hộ từ, cụm từ, khẩu hiệu, biểu trưng hay các biểu tượng khác được công ty bạn sử dụng để nhận diện hàng hóa hay dịch vụ của công ty. Luật nhãn hiệu thường được sử dụng kết hợp với luật quyền tác giả nhằm bảo hộ các tài liệu quảng cáo khỏi bị sao chép. Hình thức, kiểu dáng hay bao bì của sản phẩm nhất định cũng có thể được coi là đặc điểm phân biệt của sản phẩm đó và có thể được bảo hộ làm nhãn hiệu ba chiều.

Kiểu dáng công nghiệp: Các yếu tố thẩm mỹ hoặc hình dáng bên ngoài của sản phẩm có thể được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp. Do đó, hình dáng của chiếc đèn bàn; họa tiết, đường nét và màu sắc của một mảnh vải; kết cấu của đồ nội thất bằng gỗ; hình dáng mới của bao bì, v.v. đều có thể được đăng ký làm kiểu dáng công nghiệp, với điều kiện phải thỏa mãn các tiêu chuẩn theo luật định.

Bí mật thương mại: Thông tin kinh doanh mật có giá trị, như hình vẽ kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật, thông tin thương mại hoặc tài chính, đều có thể được bảo hộ dưới dạng bí mật thương mại và theo pháp luật quyền tác giả. Bất cứ thông tin kinh doanh mật nào mang lại cho doanh nghiệp của bạn lợi thế cạnh tranh đều có thể được bảo vệ bằng hợp đồng hoặc bằng pháp luật bí mật thương mại. Những thông tin đó có thể bao gồm phương pháp bán hàng, phương pháp phân phối, hồ sơ khách hàng, chiến lược quảng cáo, danh sách nhà cung cấp và khách hàng chủ chốt, chi tiết về quy trình sản xuất, kế hoạch tiếp thị, v.v.. Tuy nhiên, bí mật thương mại chỉ được bảo hộ nếu công ty của bạn đã tiến hành “các biện pháp hợp lý” để bảo mật thông tin đó.

Cạnh tranh không lành mạnh: Nhiều nước có pháp luật cạnh tranh không lành mạnh, trong đó cho phép bạn hành động chống lại các hành vi kinh doanh không lành mạnh của đối thủ cạnh tranh. Theo đó, các hành động có thể được thực hiện nhằm chống lại các biện pháp khuyến mại hay quảng cáo không lành mạnh hay gây ra nhầm lẫn. Ngoài ra, pháp luật cạnh tranh không lành mạnh thường mang đến sự bảo hộ bổ sung chống lại việc sao chép sản phẩm, kể cả phần mềm.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Bùi Thị Phượng - Công ty Luật TNHH Everest


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].