Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền,...
Hỏi: Chồng tôi tên khai sinh là: Đ Sĩ N. Sinh ngày 1/1/1983. Được đăng ký khai sinh vào ngày 10/2/1982 tại UBND Thị Trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội. Do lạc hậu và thiếu hiểu biết nên khi bố mẹ chồng tôi đi làm thủ tục nhập tên chồng tôi vào sổ hộ khẩu đã không kiểm tra và không thắc mắc và để xảy ra việc là cán bộ hộ tịch nhập tên chồng tôi thành: Đ Sỹ N trên sổ hộ khẩu và cho đến nay toàn bộ giấy tờ của chồng tôi bao gồm: CMND, tất cả các văn bằng, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của 2 con tôi, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng lao động với công ty nơi chồng tôi công tác, sổ bảo hiểm xã hội đều mang tên là: ĐSỹ N. Nay tôi xin được hỏi chồng tôi muốn thay đổi tên đệm" Sĩ " thành" Sỹ" thì có được hay không? (Thanh Hoa - Hà Nội)
- Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/ NĐ - CPquy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch sau: "2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch."
Như vậy, bây giờ chồng chị không phải xin đăng kí lại khai sinh mà cần làm thủ tục để thay đổi, cải chính hộ tịch. Vậychồng chị có thể thay đổi tên đệm từ "Sĩ" sang "Sỹ" được.
Thủ tục cải chính hộ tịch được quy định tại Điều 13 Nghị định 123/2015/NĐ - CP cụ thể như sau: "1. Ngay sau khi nhận được thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ bản sao trích lục ghi đầy đủ nội dung thay đổi, cải chính vào Sổ hộ tịch, bao gồm: Số, ngày, tháng, năm; tên cơ quan cấp; họ, tên người ký trích lục hộ tịch; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu xác nhận.Trường hợp Sổ hộ tịch đã được chứng thực chuyển lưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này thì công chức làm công tác hộ tịch phải báo cáo bằng văn bản kèm bản chụp trích lục hộ tịch cho cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên để ghi tiếp nội dung thay đổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng. Cơ quan tiếp nhận bản sao Sổ hộ tịch có trách nhiệm ghi nội dung thay đổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng; Thủ trưởng cơ quan ký, đóng dấu xác nhận về nội dung đã ghi.2. Thủ trưởng cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch nhận được văn bản thông báo mà không thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch hoặc có trách nhiệm thông báo mà không thực hiện thông báo và gửi bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin hộ tịch sai lệch theo quy định của pháp luật."
Theo đó, khi chồng chị làm đơn xin thay đổi, cải chính hộ tịch thì sẽ phải chờ cơ quan quản lý hộ tịch làm thủ tục rồi thông báo lại mới có thể đổi tên đệm được.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận