Luật sư tư vấn về thay đổi đăng ký kinh doanh...
Hỏi: 1.Tôi muốn tăng vốn điều lệ: 1 tỷ lên 4,5 tỷ và thay đổi thành viên góp vốn.
2. Công ty tôi hiện giờ có 2 thành viên góp vốn, tôi không có tên trong ĐKKD. Hiện giờ tôi muốn bỏ tên của cả 2 người và thay tên tôi làm giám đốc. Công ty chỉ có 1 thành viên.
3. Bổ sung địa chỉ kho: Bên tôi mới thuê 1 kho chứa hàng ở Thuận Thành Bắc Ninh. Cần bổ sung vào ĐKKD.
4. Trong trường hợp thay đổi địa điểm trụ sở chính từ địa chỉ cũ về khu vực Long Biên, nhưng vẫn không muốn thay chi cục thuế chủ quản thì có được không? (Phạm Trưởng - Bắc Ninh)
1. Tăng vốn điều lệ
Căn cứ theo Điều 68 của Luật doanh nghiệp 2014 quy định, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên được tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau: "Điều 68. Thay đổi vốn điều lệ:1. Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:a) Tăng vốn góp của thành viên;b) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới;2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 53 của Luật này. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác".
Trình tự thủ tục tăng vốn điều lệ:
Bước 1: Lập hồ sơ bao gồm:
Thông báo thay đổi tỷ lệ góp vốn của các thành viên ;
- Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên;
- Quyết định bằng văn bản của Hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ và ghi rõ trong điều lệ của công ty.
- Danh sách thành viên;
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên đối với trường hợp thành viên là cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên là tổ chức;
- Hợp đồng tặng cho phần vốn góp; Hoặc hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng.
- Văn bản của Sở kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại 1 điều 26 Luật đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trường hợp đã đầy đủ giấy tờ hồ sơ: Cấp Giấy biên nhận hồ sơ;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Thời gian thực hiệnthủ tục tăng vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên: 03 ngày làm việc
Bước 3: Doanh nghiệp đến Sở Kế hoạch đầu tư theo thời hạn đã được hẹn khi nộp hồ sơ để nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có nội dung thay đổi vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên.
2. Trình tự thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Bước 1: lập hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
- Quyết định bằng văn bản của Hội đồng thành viên Công ty về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên Công ty về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên trốn khỏi nơi cư trú, bị tạm giam, bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được bản thân hoặc từ chối ký tên vào Thông báo của Công ty thì phải có họ tên, chữ ký của các thành viên Hội đồng thành viên đã tham dự và biểu quyết nhất trí về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trường hợp đã đầy đủ giấy tờ hồ sơ: Cấp Giấy biên nhận hồ sơ;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Doanh nghiệp đến Sở Kế hoạch đầu tư theo thời hạn đã được hẹn khi nộp hồ sơ để nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có nội dung thay đổi người đại diện theo pháp luậtcủa công ty TNHH hai thành viên.
3. Về địa điểm kinh doanh
Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:"1. Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp;2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó;3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể".
Theo quy định tại điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CPđể bổ sung địa điểm kinh doanh, công ty bạn cần thông báo lập địa điểm kinh doanh bao gồm: "a)Mã số doanh nghiệp;b)Tên và địa chỉ trụ sở chính củadoanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh đượcđặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);c)Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;d)Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhânhợp phápkhácquy định tại Điều 10 Nghị định nàycủa người đứng đầu địa điểm kinh doanh;e)Họ, tên, chữ ký của người đại diệntheo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đốivớitrường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh".
4.Về việc nộp thuế
Căn cứ theo khoản 2Điều 11 củaThông tư số 80/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế: "2. Chuyển địa điểm kinh doanh: Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để làm thủ tục chuyển địa điểm. Mọi trường hợp thay đổi địa điểm kinh doanh đều không thay đổi mã số thuế;a) Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh trong cùng địa bàn tỉnh:Hồ sơ gồm: Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST, trong đó ghi rõ thông tin thay đổi về địa điểm kinh doanh;Trường hợp người nộp thuế thuộc Cục Thuế trực tiếp quản lý thì hồ sơ được gửi đến Cục Thuế để thực hiện điều chỉnh lại thông tin về địa chỉ mới của người nộp thuế. Cục Thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế có trách nhiệm cập nhật các thông tin thay đổi vào hệ thống dữ liệu đăng ký thuế trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ điều chỉnh.Trường hợp người nộp thuế thuộc Chi cục Thuế quản lý thì hồ sơ được lập thành 02 (hai) bộ để gửi đến Chi cục Thuế nơi người nộp thuế chuyển đi và Chi cục Thuế nơi người nộp thuế chuyển đến. Chi cục Thuế nơi người nộp thuế chuyển đi phải lập thông báo tình hình nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 09-MST gửi đến Chi cục Thuế nơi người nộp thuế chuyển đến và Cục Thuế trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chuyển địa điểm;b) Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh giữa các tỉnh:- Tại nơi người nộp thuế chuyển đi. Hồ sơ khai gồm:+ Thông báo chuyển địa điểm;+ Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc);+ Thông báo tình trạng kê khai, nộp thuế của đơn vị chuyển địa điểm kinh doanh theo mẫu 09-MST ban hành kèm theo Thông tư này;Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai chuyển địa điểm của người nộp thuế, cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế và lập thông báo tình hình nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu 09-MST gửi 01 (một) bản cho người nộp thuế, 01 (một) bản cho cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến;- Tại nơi người nộp thuế chuyển đến: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày được cấp đổi Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư... theo địa chỉ mới, người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi chuyển đến".
Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế (ghi mã số thuế đã được cấp trước đó);
+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư... do cơ quan có thẩm quyền nơi chuyển đến cấp.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ, chính xác, cơ quan thuế phải cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế và giữ nguyên mã số thuế mà người nộp thuế đã được cấp trước đó.
Căn cứ theo quy định trên, nếu bạn chuyển địa điểm kinh doanh thì sẽ thay đổi chi cụcthuế chủ quản. Trừ trường hợp, địa điểm mớivẫnthuộc địa bàn quản lý củacục thuế (cũ) thì không thay đổi đơn vị chủ quản.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận