Luật sư tư vấn của Công ty Luật TNHH Everest về thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...
Hỏi: Sếp em (người nước ngoài) hiện đang là giám đốc của 1 công ty Việt Nam, được thuê về. Bây giờ Sếp nước ngoài muốn mở 1 công ty sản xuất, và đứng tên là ông ý, công ty nước ngoài. Em muốn hỏi 2 vấn đề:
1/ Người nước ngoài đó muốn mở công ty riêng, nhưng đồng thời vẫn làm việc cho công ty Việt Nam kia có được phép không? Có bị ảnh hưởng gì đối với công ty cũng như người nước ngoài kia?
2/ Thủ tục, và các việc cần làm để thành lập công ty vốn nước ngoài? Thời gian trong bao lâu thì công ty được thành lập và có thể hoạt động sản xuất? (Nguyễn Hà - Hưng Yên)
- Căn cứ vào khoản 1,2 Điều 18 luật doanh nghiệp 2014 quy định: "Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp: 1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; 2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân; e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng".
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Do đó, người bạn của anh/chị nếu không thuộc đối tượng của khoản 2, điều 18 thì có quyền thành lập doanh nghiệp.
Thủ tục thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 44 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư như sau:"Điều 44. Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài: 1. Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục như sau: a) Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này; b) Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điểm a Khoản này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh; 2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế; không xem xét lại nội dung đã được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;3. Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế thành lập theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư".
Theo đó trước hết anh/chị cần xác định xem dự án đầu tư của mình có thuộc trường hợp phải xin quyết định chủ trương của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân Tỉnh hay không. Căn cứ để xác định bạn có phải xin quyết địng chủ trương hay không và xin cấp nào thì bạn có thể xem tại các Điều 30,31,32 của Luật đầu tư 2014. Theo đó nếu anh/chị thuộc trường hợp phải xin quyết định chủ trương thì bạn phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương trước, tiếp sau đó là thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, sau đấy mới thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Còn trường hợp không phải xin quyết định chủ trương thì phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư sau đó mới thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Thủ tục xin quyết định chủ trương và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được thực hiện đồng thời một lúc luôn và được quy định cụ thể tại nghị định 118/2015 như sau: "Điều 29. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 1. Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư; 2. Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; 3. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này nếu đáp ứng các điều kiện sau: a) Mục tiêu của dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; b) Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này (nếu có)".
Như vậy đối với trường hợp anh/chị không phải xin quyết định chủ trương đầu tư thì bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Sau đó bạn nộp hồ này đến cơ quan đăng kí đầu tư có thẩm quyền nơi bạn dự định thực hiện dự án.
Trường hợp anh/chị phải xin quyết định chủ trương thì bạn thực hiện hồ sơ theo quy định tại Điều 30,31 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP trong trường hợp này thì số bộ hồ sơ sẽ nhiều hơn và có thêm một số giấy tờ khác nữa. Anh/chị cũng vẫn tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng kí đầu tư nơi dự định thực hiện dự án đầu tư.
Sau khi thực hiện xong thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư và xin quyết định chủ trương rồi thì có thể thực hiện thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quy định tại Điều 23 Nghị định 78/2015/ NĐ-CP nghị định về đăng kí kinh doanh, theo đó bạn phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty.
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
- Nơi nộp: sở kế hoạch và đầu tư.
Trong quá trình thành lập doanh nghiệp anh/chị cần lưu ý đến vấn đề đặt tên doanh nghiệp, tránh vi phạm phải các điều cấm khi đặt tên được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014.
Khuyến nghị:
- Để có ý
kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật
sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật
1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung
bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp,
Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời
điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã
hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình
huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có
thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận