ất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng
Hỏi:Em trai tôi đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài từ nhỏ nên có quốc tịch Mỹ không phải quốc tịch Việt Nam. Hiện giờ em muốn đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam để sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Vậy để có thể kinh doanh ở Việt Nam như vậy thì em tôi cần phải làm những gì? trình tự, thủ tục như thế nào? (Đoàn Trung - Hà Nội)
“Điều 12 về quyền thành lập doanh nghiệp:
1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.
3. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập doanh nghiệp tại ViệtNamthực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
Để thực hiện thủ tục đề nghị Cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư là em trai bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau: văn bản đăng kí đầu tư; báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; giấy đề nghị đăng kí kinh doanh; bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu…); giấy xác nhận vốn pháp định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (đối với loại hình kinh doanh yêu cầu có vốn pháp định); bản sao chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo Luật định.
Cuối cùng, sau khi hoàn tất các giấy tờ cần thiết, nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở chính. Kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận