Thủ tục nhận bảo hiểm thai sản của giáo viên hợp đồng?

Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi...

Hỏi: Tôi là giáo viên hợp đồng và đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2014 đến hết tháng 5/2015. Hết tháng 5/2015, tôi hết hợp đồng và không đóng bảo hiểm nữa. Tôi dự kiến sinh vào cuối tháng 8/2015. Vậy tôi có được hưởng bảo hiểm thai sản không và thủ tục nhận chế độ bảo hiểm thai sản nếu có như thế nào? (Lương Ánh - Tuyên Quang)



>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định điều kiện hưởng thai sản như sau: "1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi; d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. 2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi". Theo như thông tin anh (chị) trình bày thì anh (chị) đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2014 đến hết tháng 5/2015. Hết tháng 5/2015, anh (chị) hết hợp đồng và không đóng bảo hiểm nữa. Anh (chị) dự kiến sinh vào cuối tháng 8/2015. Khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh được xác định từ tháng 9/2014 đến tháng 8/2015. Trong thời gian này anh (chị) đóng được 9 tháng bảo hiểm xã hội cho nên anh (chị) đủ điều kiện hưởng thai sản.
Thủ tục hưởng thai sản: "Điều 113. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản: 1. Sổ bảo hiểm xã hội. 2. Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định của pháp luật. 3. Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc xác nhận của người sử dụng lao động đối với lao động nữ là người tàn tật. 4. Danh sách người hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập".
Sau khi có hồ sơ đầy đủ thì anh (chị) nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Điều 117 có quy định như sau: "Điều 117. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản: 1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113 của Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động. 2. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại các điều 112, 113 và 116 của Luật này. 3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do".

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.