Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội bao gồm những giấy tờ gì?

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội bao gồm những giấy tờ gì.

Hỏi: Hiện tại em có 2 sổ bảo hiểm xã hội thì em gộp sổ lại như thế nào? Vì em có lên bảo hiểm xã hội TPHCM người ta nói là muốn gộp sổ lại thì phải có giấy thôi việc của công ty cũ thì mới gộp lại sổ được, mà công ty cũ của em thì kế toán là người mới nên không biết em làm công ty đó và không cho em giấy thôi việc hoặc giấy giới thiệu để em lên bảo hiểm TPHCM để gộp sổ lại thì bây giờ em phải làm cách nào? (Nguyễn Đại - TP Hồ Chí Minh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Thứ nhất, pháp luật hiện hành không có quy định bắt buộc về việc gộp sổ bảo hiểm xã hội người lao động phải có quyết định thôi việc của công ty. Vì vậy, yêu cầu có quyết định thôi việc của cơ quan bảo hiểm xã hội là không có cơ sở bởi căn cứ quy định khoản 1 Điều 63 Quyết định 1111/QĐ- BHXH như sau:"1. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, sau đó hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất".
Cụ thể thì gộp sổ bảo hiểm xã hội thì hồ sơ của bạn sẽ bao gồm:
- Hai quyển sổ Bảo hiểm xã hội của bạn - Điền đầy đủ thông tin vào đơn đề nghị theo mẫu D01-TS (theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH năm 2011).
Ngoài ra, nguyên tắc khi gộp sổ bảo hiểm xã hội thì cần đảm bảo yêu cầu quy định tại phần I Công văn 3663/BHXH-THU như sau:"1. Người lao động nộp sổ BHXH cấp trùng cho đơn vị đang làm việc hoặc đơn vị tham gia BHXH sau cùng đã chốt sổ, để lập hồ sơ và chuyển cho cơ quan BHXH gộp sổ. Trường hợp đơn vị tham gia BHXH cuối cùng giải thể, hoặc NLĐ đã chốt sổ nghỉ việc và hiện tại không tham gia BHXH, thì NLĐ nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH, nơi đơn vị cuối cùng đăng ký tham gia BHXH để gộp sổ".
Cụ thể thì trường hợp của bạn tiến hành gộp sổ thì chỉ cần đảm bảo sổ bảo hiểm đã được công ty chốt sổ là sổ bảo hiểm xã hội thứ 2 thì bên phía cơ quan bảo hiểm phải có trách nhiệm gộp sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Nếu bên phía cơ quan BHXH vẫn yêu cầu bạn phải có quyết định thôi việc của công ty thì bạn có thể khiếu nại đến Giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố HCM và yêu cầu họ trả lời bằng công văn giải trình rõ về vấn đề này.
Thứ hai, về quyết định thôi việc thì đây là trách nhiệm của bên công ty phải đảm bảo trả lại các hồ sơ giấy tờ liên quan đến người lao động trong thời hạn tối đa là 30 ngày quy định tại Điều 47 Luật Lao động:"Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động".
Vì vậy, nếu như công ty chưa có quyết định thôi việc với bạn (hoặc chưa thanh toán xong nghĩa vụ khác) thì bạn cũng có thể làm đơn khiếu nại đến Ban Giám đốc công ty thông qua Công đoàn để có thể lấy được quyết định thôi việc đối với mình (trong trường hợp việc khiếu nại đến Cơ quan bảo hiểm xã hội TPHCM gặp khó khăn).


Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.