Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chúng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Hỏi: Tôi có một căn nhà bán. Chúng tôi đã làm giấy cọc và nhận tiền đặt cọc đủ. Bên phía người mua họ chỉ có khả năng chi trả nửa số tiền thỏa thuận mua bán và nửa còn lại họ vay qua ngân hàng bằng chính căn nhà mua của tôi. Trên hợp đồng mua bán khi ra công chứng phía tôi phải làm hợp đồng chuyển nhượng cho bên mua trước khi bên mua thế chấp ngân hàng. Nhưng tôi sợ khi ra hợp đồng mà chưa nhận đủ số tiền bán nhà sẽ có nguy cơ bị lật ngược là tôi chỉ bán căn nhà với giá khai trên hợp đồng mua bán công chứng. Xin Luật sư cho tôi ý kiến nên có những thủ tục giấy tờ gì để đảm bảo quyền lợi cho bên phía tôi? (Nguyễn Xuân Trưởng - Hà Tĩnh)
Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định tại Điều 122 Bộ Luật Dân sự (BLDS) thì hình thức giao dịch dân sự (hợp đồng đặt cọc) quy định thoả thuận về đặt cọc là một giao dịch dân sự.
Do đó, việc đặt cọc “chỉ có hiệu lực” khi có đủ các điều kiện về chủ thể ký kết, về nội dung và hình thức hợp đồng và hợp đồng phải được lập thành văn bản: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Như vậy để bán căn nhà trên, thì ban cần phải lập một hợp đồng đặt cọc bằng văn bản theo như quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 450 Bộ Luật dân sự 2005:
“Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chúng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản theo mẫu quy định của Nhà nước có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường xã về tình trạng ngôi nhà không có tranh chấp trên cơ sở đó Công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân huyện chứng thực.
Hai bên phải có mặt tại cơ quan công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và có đầy đủ các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục mua bán nhà. Sau khi các bên ký kết hợp đồng, cơ quan Công chứng nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của các loại giấy tờ trên và chứng thực việc mua bán nhà ở. Trong một thời gian nhất định do pháp luật quy định, bên bán và bên mua phải cùng làm thủ tục trước bạ sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Như vậy để bán căn nhà trên theo đúng quy định của pháp luật thì bạn lập một hợp đồng mua bán nhà ở và phải công chứng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận