Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy điều kiện huấn luyện, bồi dưỡng và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC.
Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC được quy định tại Khoản 1, Điều 16 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an, bao gồm:
- Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật phòng cháy và chữa cháy;
- Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành;
- Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ;
- Người chỉ huy tàu thủy, tàu hỏa, tàu bay, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;
- Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện PCCC;
- Các cá nhân khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ PCCC.
2. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ
Thời gian huấn luyện lại để được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC sau khi giấy này hết hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức được lớp huấn luyện hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì phải có đơn đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức lớp huấn luyện. Kinh phí tổ chức lớp huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia lớp huấn luyện chịu trách nhiệm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định nộp tại các địa điểm tiếp nhận hồ sơ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cụ thể:
(i) Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở tự tổ chức huấn luyện, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện;
- Kế hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện;
- Danh sách trích ngang lý lịch của người đã dự lớp huấn luyện
(ii) Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức được lớp huấn luyện, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị tổ chức lớp huấn luyện (mẫu số PC14 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/ 12/ 2014).;
- Danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký dự lớp huấn luyện.
(iii) Trường hợp cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy phải nộp đơn đăng ký dự lớp huấn luyện (mẫu số PC14 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/ 12/ 2014).
Bước 2: Tham gia huấn luyện, kiểm tra đánh giá
Bước 3: Các đối tượng sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ PCCC, có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC”. Thời gian xử lý hồ sơ và trả kết quả là 05 ngày làm việc.
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
- Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PCCC, cứu nạn, cứu hộ
(Địa chỉ: Km 14 + 500 Quốc lộ 6 - Phú Lãm - Hà Đông - Hà Nội)
- Phòng Cảnh sát PC&CC quản lý nơi công ty đặt trụ sở.
Chuyên viên Phượng Lưu - Phòng cấp phép và đầu tư Công ty Luật TNHH Everest,tổng hợp.
Quý Khách hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ có thể liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest theo một trong các phương thức sau:
- Giao dịch trực tiếp tại các địa chỉ sau: (i) Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội; (ii) Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội; (iii) Trung tâm thực hành nghề luật - Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn 1900 6198
- Liên hệ qua phương thức điện tử (trực tuyến): E-mail [email protected]; Zalo số (0936978889); Facebook: https://www.facebook.com/congtyluateverest/
Bình luận