Quy trình, thủ tục thành lập trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn được quy định chi tiết trong Nghị định số 143/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 10 năm 2016 quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Đào tạo nghề là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy, để kinh doanh dịch vụ này, trước hết doanh nghiệp cần thành lập một cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng) hoặc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp (cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp). Bài viết dưới đây lựa chọn một dạng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp là trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn để đưa ra tư vấn cho doanh nghiệp vê quy trình, thủ tục thành lập chi tiết.
1. Tư vấn thành lập trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn
a. Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị:
(i) Văn bản đề nghị cho phép thành lập của doanh nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định số 143/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 10 năm 2016 quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (Nghị định số 143/2016/NĐ-CP);
(ii) Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục II Nghị định số 143/2016/NĐ-CP;
(iii) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy;
(iv) Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
(v) Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân.
Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục có từ 02 thành viên góp vốn trở lên thì cần chuẩn bị thêm các tài liệu sau:
(i) Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các thành viên góp vốn;
(ii) Danh sách trích ngang các thành viên Ban sáng lập;
(iii) Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên cam kết góp vốn thành lập;
(iv) Dự kiến Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường trung cấp, trường cao đẳng.
b. Số bộ hồ sơ: 01 bộ
c. Cơ quan giải quyết: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
d. Thời gian dự kiến: 30 ngày làm việc
2. Tư vấn sau thành lập trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn
Sau khi thành lập trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn, để có thể đi vào hoạt động, khách hàng cần thực hiện tiếp thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Quy trình, thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau:
a. Tài liệu cần chuẩn bị:
(i) Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục III Nghị định số 143/2016/NĐ-CP;
(ii) Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục Vb Nghị định số 143/2016/NĐ-CP và kèm theo các giấy tờ chứng minh;
(iii) Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
(iv) Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức, hoạt động;
(v) Danh sách trích ngang của cán bộ, nhân viên;
(vi) Hợp đồng thuê địa điểm;
(vii) Chương trình, nội dung và kế hoạch giảng dạy (đề cương bài giảng chi tiết) của từng chuyên ngành trung tâm đăng ký.
(viii) Bảng kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập của trung tâm
(ix) Phôi giấy chứng nhận tự in của Trung tâm để cấp cho học viên (theo mẫu);
(x) Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy;
(xi) Công văn báo cáo địa phương nơi đặt địa điểm hoạt động (có xác nhận và được sự đồng ý của UBND phường, xã về môi trường sư phạm, điều kiện trật tự an ninh, vệ sinh môi trường... )
(xii) Tài liệu cần thiết khác (tùy thuộc vào trình độ đào tạo, ví dụ sơ cấp/trung cấp…
Ngoài ra, khách hàng cần chuẩn bị tài liệu về nhân sự như sau:
Đối với giám đốc trung tâm:
(i) Bản sao chứng thực CMND/CCCD;
(ii) Bản sao chứng thực văn bằng chuyên môn, nghiệp vụ của giám đốc trung tâm (giám đốc trung tâm phải là người có bằng đại học về một chuyên ngành đăng ký hoạt động và có thời gian làm công tác đào tạo ít nhất 03 năm);
(iii) Bản sao chứng thực giấy xác nhận kinh nghiệm đào tạo;
(iv) Sơ yếu lí lịch có xác nhận của chính quyền địa phương;
(v) Hợp đồng lao động;
(vi) Quyết định bổ nhiệm.
Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên
(i) Bản sao chứng thực CMND/CCCD;
(ii) Bản sao chứng thực các văn bằng chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên
(ii) Bản sao chứng chỉ chứng chỉ sư phạm
(iv) Sơ yếu lí lịch có xác nhận của chính quyền địa phương
(v) Hợp đồng lao động
b. Số bộ hồ sơ: 01 bộ
c. Cơ quan giải quyết: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
d. Thời gian giải quyết: dự kiến 25 ngày làm việc
Luật gia Lưu Thị Phượng - Phòng cấp phép và đầu tư Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.
Quý Khách hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ có thể liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest theo một trong các phương thức sau:
- Giao dịch trực tiếp tại các địa chỉ sau: (i) Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội; (ii) Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội.
- Gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn 1900 6198.
- Liên hệ qua phương thức điện tử (trực tuyến): E-mail [email protected]; Zalo số (0936978889); Facebook: https://www.facebook.com/congtyluateverest/
Bình luận