Công ty Luật TNHH Everest giới thiệu một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện thủ tục tạm ngừng doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp gặp những khó khăn nhất định nhưng chưa muốn đóng cửa hoàn toàn hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh nghiệp được quyền thông báo tạm ngừng doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tạm ngừng doanh nghiệp, doanh nghiệp nên lưu ý một số vấn đề sau:
Thời gian bắt đầu tạm ngừng:
Theo quy định của Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 thì: “Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh”.
Như vậy, doanh nghiệp trước khi muốn tạm ngừng cần phải thông báo chậm nhất cho cơ quan đăng ký kinh doanh là 15 ngày làm việc.
Thời gian được tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp được tạm ngừng liên tiếp 2 năm. Tuy nhiên, mỗi lần tạm ngừng chỉ được thời hạn tối đa là 1 năm, hết 1 năm doanh nghiệp có nhu cầu tạm ngừng tiếp phải gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp đặc biệt lưu ý nếu để quên không thông báo tiếp tục thời gian tạm ngừng doanh nghiệp sẽ bị rơi vào trường hợp doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế. Thực chất là doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng “sổ đen” hay còn gọi là “chết nhưng chưa khai tử” dẫn tới có nhiều hậu quả pháp lý xảy ra khi doanh nghiệp muốn hoạt động trở lại hoặc giải thể hợp pháp như: Người đại diện của doanh nghiệp này sẽ không có quyền đứng người đại diện của doanh nghiệp khác khi muốn thành lập doanh nghiệp sau này; Khi muốn hoạt động trở lại phải xin mở mã số thuế và bị phạt vi phạm.
Quý
vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia
của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
Bình luận