Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Hồ sơ bao gồm thông báo tạm ngừng, quyết định, biên bản họp...
Trong quá trình hoạt động, vì những lý do khách quan hoặc chủ quan,có khá nhiều công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt trong thời gian 1-2 năm đầu sau khi thành lập. Nhiều doanh nghiệp chọn hình thức giải thể doanh nghiệp để chấm dứt liên quan với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Nhưng đối với một số doanh nghiệp thì việc tạm ngưng kinh doanh có thể là một phương án tối ưu hơn do:
- Doanh nghiệp có thể khôi phục lại hoạt động kinh doanh bất cứ lúc nào;
- Thời gian tạm ngừng kinh doanh lên đến 2 năm liên tiếp;
- Có thể tiếp tục kinh doanh ngành nghề khác sau này nếu có cơ hội kinh doanh
1. Trình tự thực hiện:
Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Lưu ý: Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.
2. Cách thức thực hiện:
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
3. Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-21, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT.
4. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận