Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp,
Hỏi: Cho em hỏi, Em là sinh viên năm cuối của trường ĐH Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh. Hiện tại em đang làm bài khóa luận tốt nghiệp về tài sản trí tuệ. Em có một vài thắc mắc mong anh/chị giải đáp giùm em với ạ.Câu hỏi đầu tiên là từ khi nộp đơn xin cấp bằng sáng chế đến khi có câu trả lời của Cục SHTT có đồng ý cấp bằng sáng chế độc quyền là bao lâu.Nếu trong khoảng thời gian đó, nếu có một doanh nghiệp khác đi vào sản xuất một sản phẩm tương tự như sản phẩm mình đăng ký độc quyền thì cách giải quyết ra sao? (Xuân Gia - Hà Nội)
Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định vềThời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như sau:
"1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn.
2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây:
a) Đối với sáng chế là mười hai tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn;..."
Điều 110. Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
"...2. Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn ..."
Theo đó, thời gian kể từ ngày nộp đơn đến khi có câu trả lời đồng ý cấp bằng bảo hộ sáng chế là 31 tháng.
- Khoản 1 điều 58: Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp...
Khoản 3 điều 60: Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;...
Như vậy, nếu sau khi bạn nộp đơn đăng kí bảo hộ độc quyền sáng chế có một doanh nghiệp khác đi vào sản xuất sản phẩm tương tự sản phẩm mà bạn đăng kí độc quyền thì sáng chế của bạn vẫn không bị cọi là mất tính mới và vấn được có thể được cấp văn bằng bảo hộ bình thường.
Còn đối với công ty có sản xuất sản phẩm tương tự sản phẩm mà bạn đăng kí bảo hộ, bạn có thể yêu cầu công ty dừng sản xuất, nếu công ty không đồng ý bạn có thể nộp đơn yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu giải quyết. Trong trường hợp này công ty kia có thể bị xử lí vi phạm hành chính tùy theo mức độ quy định tại nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp".
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận