Thỏa thuận phân chia di sản khi người thừa kế ở nước ngoài

Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Hỏi: Tháng 2/2016 tôi có mua 1 thửa đất vườn ở trong tỉnh, thửa đất này bìa đỏ mang tên người vợ với diện tích là 700m2 (gồm 200m2 đất ở và 500m2 đất vườn), còn người chồng đã mất cách đây 6 năm, trước khi mất người chồng không để lại di chúc gì cả, thửa đất này được hình thành trong giai đoạn hai ông bà lấy nhau, hai ông bà có 3 người con hiện nay đang sinh sống ở xa, nay người vợ đó chỉ bán cho tôi đất vườn với diện tích là 300m2.Khi đến địa chính xã để làm thủ tục tách thửa thì địa chính bảo với tôi là đất này hình thành trong giai đoạn hôn nhân của 2 ông bà, nên thuộc quyền sở hữu chung của 2 ông bà (ông sở hữu 50%, bà sở hữu 50%), nếu ông mất không để lại di chúc gì thì theo luật thì những người con của ông bà cũng được hưởng thừa kế 50% phần của ông bố. Vì vậy khi lên văn phòng công chứng huyện để làm thủ tục thì phải có biên bản xác nhận quyền sở hữu tài sản đất kia là của bà này mới được quyền bán.

Vậy luật sư cho tôi hỏi:Trường hợp những người con của bà này ở xa, hoặc đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài thì nay phòng công chứng huyện làm biên bản phân chia tài sản để 3 người con đó xác nhận và chuyển giao toàn bộ mảnh đất đó cho bà này sở hữu để bà này bán cho tôi theo đúng quy định pháp luật, thì nhất thiết là bắt buộc 3 người con này phải có mặt tại phòng công chứng để ký vào biên bản hay không?Nếu có 1 người con của bà này đang ở bên nước Mỹ thì có thể gửi biên bản sang bên Mỹ để cho anh này ký rồi gửi về có được không? Hay là nhất thiết phải bắt buộc anh này phải có mặt tại phòng công chứng để ký vào biên bản phân chia tài sản thì quá phức tạp. (Thanh Nhân - Quảng Nam)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 40 và 41 Luật Công chứng năm 2014 về thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định:"7. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
8. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch”.

Điều 41 Luật công chứng năm 2014 vềcông chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng:
"Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch”.


Như vậy, thủ tục công chứng yêu cầu các đồng thừa kế phải tự mình trực tiếp đọc và ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trường hợp có người ở nước ngoài không thể về Việt Nam để trực tiếp ký thì có thể làm văn bản ủy quyền cho một người khác thay mặt mình đi làm thủ tục. Tuy nhiên, văn bản ủy quyền liên quan đến bất động sản cũng phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Về thủ tục công chứng, chứng thực ở nước ngoài, người hiện đang ở Mỹ đó có thể đến đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ để được hướng dẫn chi tiết.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.