Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp.
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 83/2010/NĐ-CP, Nghị định số 05/2012/NĐ-CP và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP quy định chi tiết về thế chấp tài sản trong giao dịch bảo đảm.
Quyền của bên nhận thế chấp trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp
Thứ nhất, trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp thì bên nhận thế chấp có quyền thu hồi tài sản thế chấp, trừ 2 trường hợp sau đây: (1) Việc mua, trao đổi tài sản được thực hiện trước thòi điểm đăng ký thế chấp và bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tình; (2) Bên mua, bên nhận trao đổi phương tiện giao thông cơ giói đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt đã được đăng ký thế chấp, nhưng nội dung đăng ký thế chấp không mô tả chính xác sô' khung của phương tiện giao thông cơ giói đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt và bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tình;
Thứ hai, trong trường hợp bên nhận thế chấp không thực hiện quyền thu hồi tài sản thế chấp thì các khoản tiền thu được, quyền yêu cầu thanh toán hoặc tài sản khác có được từ việc mua bán, trao đổi tài sản thế chấp trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán, trao đổi.
Đôi với giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì bên nhận thế chấp được chủ động yêu cầu đăng ký thay đổi về tài sản bảo đảm. Việc đăng ký thay đổi tài sản bảo đảm trong trường hợp này không làm thay đổi thời điểm đăng ký;
Thứ ba, bên mua, bên nhận trao đổi có quyển sỏ hữu đôi với tài sản thế chấp trong 3 trường hợp sau đây: bên thế châp bán, trao đổi tài sản thế chấp mà có sự đồng ý của bên nhận thế chấp và việc mua, trao đổi tài thế châp thuộc 2 trường hợp ngoại trừ trong trường hợp thứ nhất nêu trên.
Thế chấp quyền đòi nợ
Thứ nhất, bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ.
Thứ hai, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho mình khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, đồng thời có nghĩa vụ cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ, nếu bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu;
Thứ ba, bên có nghĩa vụ trả nợ có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp (nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ), đồng thòi có quyền yêu cầu bên nhận thế chấp cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ; nếu không cung cấp thông tin thì có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp;
Thứ tư, trong trường hợp quyền đòi nợ được chuyển giao theo quy định của Bộ luật dân sự thì thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được xác định theo thời điểm đăng ký các giao dịch đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền. Các bên không phải ký kết lại giao dịch bảo đảm. Khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật thì bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ xuất trình hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ để chứng minh sự thay đổi.
Xử lý trưòng hợp bên thế chấp, bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp như sau
Thứ nhất, trong trường hợp bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp và dùng phần tài sản tăng thêm do đầu tư để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác hoặc người thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp và nhận thế chấp bằng chính phần tài sản tăng thêm do đầu tư thì giải quyết như sau:(1)Trường hợp phần tài sản tăng thêm có thể tách ròi khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thê* chấp so với giá trị của tài sản đó trước khi đầu tư thì các bên nhận bảo đảm có quyền tách phần tài sản mà mình nhận bảo đảm để xử lý;(2)Trường hợp phần tài sản tăng thêm do đầu tư không thể tách rời khỏi tài sản thế chấp thì tài sản thếchấp được xử lý toàn bộ để thực hiện nghĩa vụ. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định theo thòi điểm đăng ký;
Thứ hai, trường hợp bên thế chấp hoặc người thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp, nhưng không dùng phần tài sản tăng thêm do đầu tư để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì giải quyết như sau:(1) Trường hợp phần tài sản tăng thêm do đầu tư có thể tách ròi khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất hoặc giảm giá trị của tài sản thế chấp thì khi xử lý tài sản bảo đảm người đã đầu tư vào tài sản thế chấp có quyển tách phần tài sản tăng thêm do đầu tư ra khỏi tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;(2)Trường hợp phần tài sản tăng thêm do đầu tư không thể tách rời khỏi tài sản thế chấp hoặc nếu tách ròi sẽ làm mất hoặc giảm giá trị của tài sản thế chấp thì người đã đầu tư vào tài sản thế chấp không được tách phần tài sản tăng thêm do đầu tư ra khỏi tài sản thế chấp, nhưng khi xử lý tài sản thế chấp thì người đã đầu tư vào tài sản thế chấp được ưu tiên thanh toán phần giá trị tàng thêm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tham khảo:Sách 9 biện pháp đảm bảo nghĩa vụ hợp đồng, tác giả: Luật sư Trương Thanh Đức (trọng tài VIAC), nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2017
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected]
Bình luận