Bố muốn sang tên bất động sản cho con có cần ý kiến của mẹ?

Người sử dụng đất có quyền định đoạt quyền sử dụng đất của mình mà không phụ thuộc vào người khác. Trường hợp quyền sử dụng đất đó là tài sản riêng của bố bạn thì ông hoàn toàn có quyền chuyển nhượng có bạn mà không cần sự đồng ý của mẹ bạn.

Hỏi:Bố tôi là đứng tên chủ hộ và bìa đỏ đất, hiện bố tôi muốn sang tên cho tôi để đề phòng bất trắc vì mẹ tôi là một người cờ bạc nợ nần rất nhiều, bố tôi sợ chẳng may bố tôi có mệnh hệ gì mẹ tôi sẽ bán hết để đánh bạc. Xin hỏi Luật sư, nếu bố tôi sang tên cho tôi là con gái quyền sử dụng đất thì có được không, có phải cần sự đồng ý của mẹ tôi không (bìa đỏ nhà tôi hiện đang cầm trong quỹ tín dụng vì vay mươn để trả nợ cho mẹ tôi). (Nguyễn Thị Thanh - Hải Dương)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

- Thứ nhất, mảnh đất tuy đứng tên bố bạn nhưng là tài sản riêng của bố bạn hay là tài sản chung của vợ chồng (bố mẹ bạn)

+ Nếu là tài sản riêng thì bố bạn có toàn quyền quyết định mảnh đất

+ Nếu là tài sản chung thì phải hỏi ý kiến và có sự chấp thuận của mẹ bạn

- Thứ hai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang thế chấp ở quỹ tín dụng

Theo bộ luật Dân sự

Bên thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;

- Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

- Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;

- Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Ðiều 349 của Bộ luật dân sự.

Bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây:

- Ðược khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận;

- Ðược đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;

- Ðược bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.

- Ðược bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.

- Ðược cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết;

- Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác

Đối chiếu với quy định nêu trên thì khi sang tên mảnhđất cho bạnthì phải có sự đồng ý của quỹ tín dụng. Nếu việc tặng cho không được sự đồng ý của quỹ tín dụngthì bố mẹbạn đã vi phạm nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản.

Như vậy, nếu muốn tặng chobạn cần có sự đồng ý của quỹ tín dụngđang nhận thế chấp. Nếu quỹ tín dụngđồng ý thìcó thể làm hợp đồng tặng cho hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng được lập thành văn bản và được công chứng. Sau khi có hợp đồng công chứng, bạn có thể đếncơ quan đăng ký nhà và đất quận, huyện nơi có đất để làm thủ tục sang tên mình.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.