Từ năm 2005, Luật doanh nghiệp cũng đã quy định rõ, tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh.
Từ tên gọi công ty là “tổng công ty”, các nghị định còn tiếp tục gọi công ty là “tập đoàn kinh tế”, đều là những cụm từ không có trong Luật doanh nghiệp.
Thứ nhất, tập đoàn kinh tế theo pháp luật doanh nghiệp:
Từ năm 2005, Luật doanh nghiệp cũng đã quy định rõ, tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh.
Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định. Và cụm từ “tập đoàn” có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ, phù hợp với các quy định về đặt tên doanh nghiệp. Như vậy, cái gốc của việc hình thành tập đoàn là sự tự nguyện thỏa thuận liên kết, hợp tác giữa các pháp nhân độc lập, chứ không phải là được thành lập bằng một quyết định hành chính.
Thứ hai, tập đoàn kinh tế trên thực tiễn
Tuy nhiên, trên thực tế, còn sử dụng phổ biến cả 2 cụm từ “Tập đoàn” và “Tổng công ty” vừa sai luật, vừa không phù hợp vối chuẩn mực quốc tế. Thậm chí có một số’ ý kiến cho rằng, “tập đoàn” và “tổng công ty”, không phải là một pháp nhân, một công ty mà lại được quy định trong hẳn một Chương của Luật doanh nghiệp năm 2014 là một điều bất hợp lý.
Bên cạnh các tên gọi “tập đoàn” đúng luật, thì còn nhiều tên gọi “tập đoàn” chính là một công ty và gây nhầm lẫn vổi “tập đoàn” là một nhóm công ty, trái với Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng như Luật doanh nghiệp năm 2014.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định thành lập các Tập đoàn kinh tế nhà nước với địa vị pháp lý như một công ty, một pháp nhân bên cạnh các tập đoàn là một nhóm công ty, thời điểm nhiều nhất là 13 tập đoàn vào năm 2012, đến đầu năm 2016 vẫn còn 10 tập đoàn. Tức là có tình trạng tập đoàn lại nằm trong tập đoàn. Đến đầu năm 2006, có 10 cặp tập đoàn với hai tên gọi na ná nhau như thế. Nếu chỉ dựa vào cái tên, thì không thể nào phân biệt được giữa mỗi cặp tập đoàn, đâu là công ty và đâu không phải là công ty.
Ví dụ, bên cạnh “Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt”, gồm một nhóm công ty và không có tư cách pháp nhân, thì vẫn có “Tập đoàn Bảo Việt” có tư cách pháp nhân (mã chứng khoán niêm yết là BVH).
Bên cạnh “Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam”, gồm một nhóm công ty và không có tư cách pháp nhân, thì trong đó vẫn có công ty lớn nhất cũng được gọi là “tập đoàn”, đó là “Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”, có tư cách pháp nhân. Hay bên cạnh “Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Quốc gia Việt Nam”, là một nhóm công ty có quy mô lớn, không phải là công ty, không có tư cách pháp nhân, theo đúng luật định, thì lại vẫn có “Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam”, là một công ty mẹ, có tư cách pháp nhân. Thậm chí còn nhiều trường hợp cả công ty mẹ và công ty con, đồng thòi sử dụng cả hai cụm từ “tập đoàn” và “tổng công ty” không đúng với quy định của luật như “Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội”.
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected]
Bình luận