Tại thời điểm mở thừa kế di sản được quy định còn tồn tại thì di sản đó được chia theo quy định của pháp luật
Hỏi: Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao? (Thu Huyền - Hải Dương)
Theo quy định tại khoản 1 điều 633 Bộ luật dân sự quy định:
“1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này”.
Theo quy định tại điều 634 Bộ luật dân sự:
“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Do bạn không nói rõ nguyên nhân tại sao di sản đó bị thay thế, mục đích thay thế đó là gì, do đó chúng tôi xin được chia ra các trường hợp như sau:
Thứ nhất, Nếu việc di sản đó được thay thế bởi nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân con người không biết trước, không lường trước được hậu quả, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Ví dụ: hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, bão tố hay các thảm họa tự nhiên khác...
Những yếu tố này tác động vào di sản thừa kế làm cho nó bị hư hỏng và thay vào đó là di sản mới, di sản cũ không còn giá trị hiện thực.Ví dụ Ông A chết để lại di sản thừa kế là ngôi nhà, nhưng do hỏa hoạn làm cho ngôi nhà thiêu cháy rụi hoàn toàn và không còn giá trị sử dụng. Trước thời điểm mở thừa kế ngôi nhà khác được thay thế ngôi nhà này. Khi đó ngôi nhà mới này sẽ được coi là di sản thừa kế mà ông A để lại.
Trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của những người thừa kếtài sản mới thay thế cho di sản thừa kế đó sẽ có hiệu lực pháp luật, phần tài sản mới này sẽ được chia theo pháp luật, đồng thời tài sản là ngôi nhà đó cũng sẽ được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế
Thứ hai, Được thay thế bởi nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan được xác định có sự tác động phần nào đó bởi yếu tố con người.
Trường hợp này xác định thay thế vì mục đích gì, đó là nhằm chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế cũ đó hay nhằm mục đích khác. Sự thay thế do tự bản thân cá nhân nào muốn thay thế hay đó là sự thay thế được sự đồng thuận bởi tất cả những người thừa kế và được pháp luật thừa nhận.
Nếu nhằm mục đích chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế ban đầu đồng thời thay thế bởi một tài sản khác khi đó tài sản mới này sẽ không được coi là di sản thừa kế.
Tại thời điểm mở thừa kế di sản được quy định còn tồn tại thì di sản đó được chia theo quy định của pháp luật
Như vậy dù tài sản mới xuất hiện ở thời điểm mở thừa kế thì tài sản đó cũng sẽ được coi là di sản thừa kế. Đồng thời di sản trước đó còn tồn tại thì di sản này cũng sẽ được chia theo quy định của pháp luật mà không bị thay thế bởi di sản mới đó.
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận