-->

Tai nạn trên đường về nhà có được coi là tai nạn lao động?

Trường hợp bị tai nạn giao thông trên quãng đường và vào khoảng thời gian hợp lý từ nơi làm việc trở về nhà thì tai nạn này được coi là tai nạn lao động.

Hỏi: Trên đường đi làm về, anh trai tôi gặp tai nạn giao thông vào qua đời. Nay công ty nơi anh tôi làm việc nói rằng do anh tôi gặp tai nạn ngoài giờ làm việc, đồng thời việc xảy ra tai nạn là do lỗi của anh tôi (anh tôi đi sai làn đường) nên Công ty không có trách nhiệm bồi thường mà chỉ hỗ trợ cho gia đình anh tôi 10 triệu. Đề nghị Luật sư tư vấn, việc hỗ trợ như vậy có hợp pháp hay không? (Nguyễn Thành Nam - Long An)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Bộ luật Lao động 2012 quy định:

“3.NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của NLĐ và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau: …b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của NLĐ thì NLĐ cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này” (Điều 145).

Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, về sinh lao động quy định: “Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động (NLĐ) đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở” (khoản 2 Điều 12).

Như vậy, nếu như anh trai của anh bị tai nạn giao thông trên quãng đường và vào khoảng thời gian hợp lý từ nơi làm việc trở về nhà thì tai nạn này được coi là tai nạn lao động.Đối với trường hợp tai nạn lao động mà do lỗi của NLĐ thì NLĐ được bồi thường khoản tiền ít nhất bằng 40% so với trường hợp không phải do lỗi của NLĐ. Cụ thể đối với trường hợp anh trai của anh, nếu tai nạn do lỗi của anh trai anh được coi là tai nạn lao động và dẫn tới hậu quả chết người, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất 12 tháng lương theo hợp đồng lao động cho thân nhân của anh trai anh.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.