-->

Sau khi ly hôn mà không có nơi lưu trú, phải làm sao?

Trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Hỏi: Tôi và chồng ly hôn đã được 03 tháng. Tôi vừa bị mất việc nên kinh tế khó khăn, không có nơi sinh sống. Tôi xin chồng ở lại nhà trong một thời gian ngắn để tìm kiếm việc làm mới và ổn định nhưng chồng tôi nhất quyết không đồng ý. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có quyền yêu cầu chồng cho tôi lưu trú ở nhà chồng một thời gian không? (Thanh Giang - Nam Định)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 63 Luật Hôn nhân gia đìnhnh năm 2014 có quy định về quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn như sau:
“Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.

Điều 115 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn như sau:

“Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”.

Theo quy định của pháp luật, Chị có thể yêu cầu chồng cho mình lưu trú khi gặp khó khăn về chỗ ở. Thời gian lưu trú do hai bên thỏa thuận, có thể lên đến 06 tháng. Ngoài ra, Chị có quyền yêu cầu chồng cấp dưỡng cho mình, mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.