Khi người lao động thuê lại vi phạm nội quy lao động thì bên thuê lại có nghĩa vụ trả lại lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại, cung cấp bằng chứng về hành vi vi phạm của người lao động mà không có quyền sa thải người lao động thuê lại.
Khi người lao động bị tạm giam, tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự, tùy từng trường hợp mà người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động hay không.
Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Người lao động bị tạm giữ, tạm giam được coi là trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Khi hết thời hạn tạm hoãn, công ty có nghĩa vụ phải nhận người lao động trở lại làm việc trong thời hạn 15 ngày.
Việc không ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có thể bị phạt vi phạm hành chính theo nghị định số 95/2013/NĐ-CP.