-->

Rủi ro gặp phải khi không giao kết hợp đồng lao động?

Giao kết hợp đồng.

Hỏi:Em được nhận vào làm bảo mẫu tại trường mầm non tư thục N.Ban đầu thoả thuận, sau 3 tháng thử việc sẽ có đầy đủ các chế độ theo luật lao động.Nhưng đến khi em làm đến 5 tháng rồi mà vẫn không có Hợp đồng lao động, không có bảo hiểm, không có 12 ngày phép.Sau đó em có viết đơn xin nghỉ việc và nộp lên 1 tuần trước khi nghỉ.Nhưng đến khi nghỉ bên trường không chịu giải quyết lương cho em vì cho là em nghỉ ngang.Xin hỏi, tôi nên giải quyết trường hợp này thế nào?(Đỗ Vũ Nam - Hà Nội).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp, ban đầu giữa bạn và bên trường có thỏa thuận về vấn đề thử việc, sau 3 tháng thử việc thì sẽ có đầy đủ các chế độ theo luật lao động. Tuy nhiên, sau thời gian 3 tháng thử việc bạn vẫn không được ký hợp đồng lao động, do đó không được nộp bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào những thông tin trên, có thể xác định hành vi phạm luật lao động của người sử dụng lao động trong trường hợp này:

Thứ nhất, vi phạm quy định về thử việc
Điều 27 Bộ luật lao động có quy định như sau:

“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Theo đó, bạn phải thử việc trong thời gian 3 tháng, có nghĩa là đã vượt quá thời gian thử việc mà pháp luật cho phép.

Do vậy, phía người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật, theo quy định Điểm b Khoản 2 Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ – CP.

Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ – CP có quy định như sau:

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động yêu cầu thviệc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.

2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a)Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;

b)Thử việc quá thời gian quy định;

c)Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

3.Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao độngtrong thời gian thử việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.

Thứ hai, vi phạm về Giao kết hợp đồng lao động

Theo quy định của pháp luật về lao động, Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Do đó, nếu người sử dụng lao động có dấu hiệu không ký kết hợp đồng lao động, mặc dù đã có yêu cầu từ phía người lao động về việc ký kết này nhưng vẫn không thực hiện thì bị xử phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ – CP như sau:

“1.Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

A, Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;…”

Do hai bên không ký hợp đồng lao động, nên nếu như bạn đơn phương chấm dứt bạn cũng không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện gì, đồng thời phía bên kia cũng không có căn cứ nào để trả lương hay không trả lương cho bạn. Trong tình huống này, rủi ro có thể xảy ra với cả hai bên bất kỳ lúc nào. Với bạn, khi công ty không trả lương thì bạn cũng không có căn cứ để yêu cầu họ trả vì không có hợp đồng.

Trong trường hợp này, bạn có quyền làm đơn khiếu nại đến Phòng Lao động - thương binh và xã hội cấp quận/huyện nơi công ty đóng trụ sở để nhờ can thiệp hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để cơ quan có thẩm quyền xử lý những vi phạmcủa cơ sở mầm non này. Trong đơn bạn nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật của cơ sở này để cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật như đã nêu trên.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.