Sau khi hết hiệu lực của quyết định bổ nhiệm lần đầu thì người được bổ nhiệm đó không còn có thẩm quyền đối với chức vụ đã hết hiệu lực bổ nhiệm nữa và nếu vượt quá thẩm quyền bổ nhiệm sau khi đã hết thời hạn bổ nhiệm.
Hỏi: Tháng 7 năm 2009, Sở Công thương có ban hành Quyết định bổ nhiệm chức danh Chi cục trưởng của một đơn vị thuộc Sở quản lý.Thời hạn giữ chức vụ là 05 năm (đến ngày 01 tháng 8 năm 2014 là hết thời hạn bổ nhiệm). Tuy nhiên đến nay (tháng 12/2014), Sở Công thương vẫn chưa có Quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại chức danh Chi cục trưởng. Đề nghị Luật sư tư vấn, từ ngày 01 tháng 8 năm 2014, ngày hết hiệu lực của Quyết định bổ nhiệm; Chi cục trưởng có quyền hạn nữa không? Có được ký duyệt thanh toán các hợp đồng, các phiếu thu, chi?Nếu không được phép ký, chữ ký không còn có giá trị pháp lý, thì các hồ sơ, chứng từ đã lỡ ký, thì giải quyết ra sao? Trách nhiệm thuộc về ai? (Ngô Hoàng Giang - Long An)
Luật gia Nguyễn Minh Anh - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Về quyết định bổ nhiệm của bộ công thương chỉ có hiệu lực 5 năm là chính xác (Điều 5.Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm; đối với một số cơ quan, đơn vị đặc thù có thể quy định thời hạn mỗi lần bổ nhiệm ngắn hơn- quyết định 27/2003/QĐ-TTg)
Tuy nhiên sau khi hết thời hạn bổ nhiệm thì lại không hề có quyết định xem có bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại từ phía bộ công thương là sai vì:
Điều 8.Cán bộ, công chức lãnh đạo khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm phải được xemxét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại (quyết định 27/2003/QĐ-TTg)
Nhưng anh (chị) cũng cần lưu ý tới điều kiện để được bổ nhiệm lại :
Điều 9.Điều kiện bổ nhiệm lại:(Quyết định 27/2003/QĐ-TTg)
"1.Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;
2.Đạt tiêu chuẩn cán bộ, công chức lãnh đạo quy định tại thời điểm xem xét bổnhiệm lại, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới;
3.Cơ quan, đơn vị có nhu cầu;
4.Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao".
Như vậy việc sau khi hết thời hạn bổ nhiệm mà bộ công thương không tiến hành ra 1 trong 2 quyết định bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại là sai quy định của pháp luật
Điều 4.Trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm hoặc chấpnhận đơn từ chức của cán bộ, công chức lãnh đạo được thực hiện như sau:
"1.Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đề xuất và nhận xét đánh giá đối với cán bộ, côngchức được đề xuất; họp bàn trong tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị;
2.Xin ý kiến cấp ủy;
3.Tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm trong cơ quan, đơn vị;
4.Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩmquyền xem xét, quyết định bổ nhiệm và phải chịu trách nhiệm về quyết định hoặcđề xuất của mình".(quyết định 27/2003/QĐ-TTg)
Sau khi hết hiệu lực của quyết định bổ nhiệm lần đầu thì người được bổ nhiệm đó không còn có thẩm quyền đối với chức vụ đã hết hiệu lực bổ nhiệm nữa và nếu vượt quá thẩm quyền bổ nhiệm sau khi đã hết thời hạn bổ nhiệm nếu xảy ra thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường nếu có thiệt hai xảy ra.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận