Quy định về tội cố ý gây thương tích

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Hỏi:Tôi có một đứa con trai tên là K năm nay 16 tuổi. Con trai tôi dùng một con dao bấm đâm bốn nhắt vào người bạn nó. Vì trước đó con trai tôi và bạn con tôi tên là V năm nay 17 tuổi đã mâu thuẫn với nhau về tiền bạc. Con trai tôi đòi tiền cháu V mà cháu V không chịu đưa cho con tôi. Sau đó con trai tôi và cháu V gặp nhau ở quán cafe cháu V khiêu khích con trai và kêu ra đánh nhau. Khi ra tới trước sân quán cafe thì V chạy tới túm cổ áo và đấm vào mặt vào đầu con trai tội, con trai của tôi tức lên và lấy con dao bấm trong túi quần đâm vào cháu V bốn nhát và phải nhập viện. Con trai tôi phạm tội gì? Mức án con trai tôi phại chịu là bao nhiêu? Nếu gia đình chúng tôi không đủ điều kiện để bồi thường cho nhà cháu Vinh thì có bị sao không?(Thị Loan - Hà Nam)

 >>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 12 quy định vềTuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Con trai bác 16 tuổi phạm tội do đó phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Con trai bác dùng dao đâm người bạn tên V bị thương phải nhập viện, do đó con trai bác phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác quy định tại điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009. Để xác định hình phạt của con trai bác cần phải căn cứ vào tỷ lệ thương tật của nạn nhân. cụ thể:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;


2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.


Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật hình sự, người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn. Cụ thể khoản 1 điều 74 có quy đinh:

Điều 74.Tù có thời hạn

Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:

1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;


Như vậy, mức hình phạt cao nhất đối với con trai bác sẽ không quá ¾ mức phạt tù đối với từng trường hợp mà điều 104 quy định

Về vấn đề bồi thường cho nạn nhân thuộc là vấn đề thuộc quan hệ dân sự. Nếu gia đình bác tự nguyện bồi thường cho nạn nhận thì có thể được Tòa án xem xét là một tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho con trai bác.

Điều 46.Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
B) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

Ngoài ra, Bộ luật hình sự có quy định về việc xem xét cho người phạm tội được hưởng án treo, cụ thể:

Điều 60.Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.

Gia đình bác có thể tham khảo bài viếtđể hiểu thêm về quy định này.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.