-->

Có được hưởng chế độ khuyết tật khi bị tai nạn giao thông không?

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn

Hỏi: Em trai tôi bị tai nạn giao thông dẫn đến các di chứng đi lại khó khăn, không thể làm việc nặng. Đề nghị Luật sư tư vấn, em tôi có được hưởng chế độ khuyết tật của nhà nước hay không? Thủ tục như thế nào để được hưởng? (Hoàng Hưng - Hưng Yên)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật hành chính của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của Luật Người khuyết tật năm 2010 như sau:

- Định nghĩa: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” (khoản 1, Điều 2).

- Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật: “1. Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật. 2. Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật” (Điều 5).

- Trách nhiệm của gia đình: “1. Gia đình có trách nhiệm giáo dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật. 2. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm sau đây: a) Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật; b) Tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; c) Tôn trọng ý kiến của người khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình; d) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này” (Điều 8).

- Thủ tục xác định mức độ khuyết tật: “1. Khi có nhu cầu xác định mức độộ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú. 2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ. 3. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận. 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật. 5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ xác định mức độ khuyết tật quy định tại Điều này” (Điều 18).

Theo quy định của pháp luật, trường hợp một người bị tai nạn giao thông dẫn đến các di chứng như khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc dẫn đến suy giảm chức năng biểu hiện dưới dạng tật cũng là đối tượng điều chỉnh của Luật Người khuyết tật năm 2010. Theo đó, em trai anh (chị) có thể được hưởng các chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật theo quy định của pháp luật. Để được hưởng các chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật, trước hết, em trai anh (chị) phải được cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Thủ tục đề nghị cấp Giấy xác nhận khuyết tật được thực hiện theo Điều 18 của Luật Người khuyết tật năm 2010.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.