Quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động

Bộ luật lao động năm 2012 quy định việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản sau: nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực; nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động được quy định cụ thể tại điều 18, Bộ luật lao động hiện hành như sau: “Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động…”

Luật sư tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198

Quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Khi giao kết hợp đồng lao động, pháp luật đồi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Tự do, tự nguyện;

- Bình đẳng;

- Không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể.

Pháp luật luôn coi trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện, coi trọng ý chí của mỗi bên khi giao kết hợp đồng lao động. Theo nguyên tắc này, mọi hành vi cưỡng bức, dụdỗ đều không được pháp luật thừa nhận và nó làm cho hợp đồng lao động vô hiệu.

Nguyên tắc bình đẳng nói lên tư cách của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng. Theo nguyên tắc này, các bên giao kết hợp đồng phải tương đồng về vị trí, vềphương thức biểu hiện trong quá trình thoả thuận hợp đồng. Bởi vì, người sử dụng lao động cũng lợi dụng ưu thế của mình mà đưa ra những đòi hỏi cao hơn mức bình thường, còn người lao động do sợ thất nghiệp nên luôn chịu đựng và hành động một cách thụ động hoặc chấp nhận. Chính vì thế, sự bình đẳng này có ý nghĩa quan trọng nhiều hơn về mặt pháp lý.

Sự tôn trọng luật pháp và các cam kết là điều không thể thiếu được trong các giao dịch giữa các chủ thể. Vì thế, pháp luật đòi hỏi các bên trong quá trình xác lập hợp đồng phải tuân thủ pháp luật và thoả ước lao động tập thể.

Quy định về trình tự giao kết hợp đồng lao động

- Điều kiện về chủ thể:

  • Theo quy định tại Bộ luật lao động thì độ tuổi có thể tự mình ký kết hợp đồng lao động là 15 tuổi, người dưới 15 tuổi khi ký kết hợp đồng lao động phải có ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Những người dưới 18 tuổi chỉ được giao kết các hợp đồng lao động đối với các công việc không cấm làm (những công việc không cấm sử dụng lao động là vị thành niên)
  • Bên sử dụng lao động phải là cá nhân hoặc pháp nhân được phép sử dụng lao động.

- Trình tự ký kết hợp đồng lao động chủ yếu qua 3 giai đoạn, đó là:

  • Các bên đưa ra đề nghị: Việc ngỏ ý này có thể được thực hiện một cách trực tiếp, thông qua các trung tâm tư vấn hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Đàm phán các nội dung: Các bên cùng nhau đàm phán các vấn đề liên quan vềhợp đồng, thông báo cho nhau về tình hình của cơ quan, xí nghiệp, những vấn đề liên quan đến công việc và những vấn đề có liên quan khác.
  • Hoàn thiện hợp đồng: Các bên kết thúc bằng việc cùng chấp nhận những thoảthuận, cùng hoàn tất các công việc để chuyển sang quá trình thực hiện hợp đồng.

Bài viết được thực hiện bởi luật gia Nguyễn Thu Trang - Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:[email protected].