-->

Quy định của pháp luật trong việc giành nuôi con

Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Hỏi: Tôi năm nay 24 tuổi, đã lấy chồng được hơn 02 năm và có con trai 21 tháng tuổi. Chúng tôi kết hôn không dựa trên tình yêu mà do sự gán ghép 02 gia đình. Trước đây 02 gia đình rất thân nhưng sau khi chúng tôi kêt hôn mọi thứ đều tan vỡ. Tôi sống đơn giản và không khéo léo nên không được lòng nhà chồng, có vài lần cãi vã và xích mích với nhà chồng. Tôi đã từng bế con bỏ đi vì không giải quyết đc bế tắc trong hôn nhân và gia đình. Nghề nghiệp của 02 chúng tôi đều là giáo viên nhưng chưa vào biên chế, chồng tôi làm ngoài với mức lương 4tr/tháng. Tôi dạy hợp đồng thay giáo viên nghỉ chế độ thai sản với mức lương 2,4tr/tháng nhưng công việc không ổn định. Vợ chồng thường xuyên cãi vã và không tìm được tiếng nói chung. Bố mẹ chồng tôi buôn bán và thường xuyên nói bậy, nói láo trước mặt cháu. Nếu tôi ly hôn vào thời điểm này sẽ có lợi thế và bất lợi gì cho việc nuôi con? Quy định pháp luật thế nào? (Thanh Thủy - Hà Nam)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, trường hợp của bạn, sau khi anh, chị thuận tình ly hôn gửi đơn yêu cầu xin ly hôn tới Tòa án quận/huyện nơi anh, chị cư trú hoặc làm việc; hoặc một bên gửi đơn yêu cầu xin ly hôn tới Tòa án, Tòa án sẽ xem xét việc xử lý ly hôn và giải quyết việc nuôi con của anh, chị trong trường hợp vợ, chồng không tự thỏa thuận được việc nuôi con.

Thứ hai, Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác căn cứ tại khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Luật này.
Trước hết vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Bạn có thể gửi kèm theo hồ sơ xin ly hôn các tài liệu, chứng cứ khác thuận lợi cho việc được nhận nuôi con đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con."Điều92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn:1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác".

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.