-->

Quản lý tài sản của người được giám hộ

Quản lý tài sản của người được giám hộ chỉ trong phạm vi cho phép không được vượt quá phạm vi cho phép của luật quy định.

Việc quản lý tài sản của người được giám hộ là một vấn đề cũng không phức tạp nhưng cũng là vấn đề mà người giám hộ phải cẩn thận cân nhắc trước khi thực hiện một giao dịch nào đó bằng tài sản của người được giám hộ, và phạm vi mà người giám hộ có thể thực hiện trong việc quản lý tài sản của người được giám hộ.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.

Quy định này nhấn mạnh trách nhiệm của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ. Theo đó, quy định yêu cầu sự tận tâm và thực hiện mọi hành vi trong khả năng có thể để thực hiện việc quản lý tài sản cũng chính là để thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Thứ hai, người giám hộ khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản có giá trị lớn bao gồm: bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác phải có sự đồng ý của người giám sát việc giám sát hộ.

Các giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn là nguồn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người được giám hộ. Do đó, các giao dịch này chỉ được xác định là đủ điều kiện khi có đặt dưới sự giám sát, có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Thứ ba, người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác

Việc quản lý tài sản của người giám hộ là để thực hiện việc chăm sóc, giáo dục, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Tài sản của người được giám hộ tuy thuộc quản lý và trong những trường hợp được phép, thuộc quyền định đoạt của người giám hộ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa người giám hộ là chủ sở hữu đối với tài sản này. Hơn nữa, người được giám hộ cũng không có đủ năng lực hành vi dân sự để quyết định việc tặng cho tài sản cho người khác. Do đó, việc tặng cho tài sản của người được giám hộ cho người cho người thứ ba, cho dù có được sự đồng ý của người được giám hộ thì cũng là hành vi không được phép của người giám hộ trong quan hệ giám hộ

Thứ tư, các giao dịch dân sự giữ người được giám hộ với người được giám hộ có liên qan đến tài sản của người được giám hộ đều là vô hiệu

Trong quan hệ giám hộ, người giám hộ được quản lý tài sản của người được giám hộ, được quản lý, đưa tài sản của người giám họ tham gia giao dịch dân sự và cũng là người gần gũi, chăm sóc người giám hộ. Do đó, pháp luật quy định vác giao dịch có liên quan đến tài sản của người được giám hiệu là vô hiệu để phòng trừ việc người giám hộ lợi dùng việc giám hộ, lợi dụng khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của người được giám hộ để trục lợi. Quy định này cũng hướng tới việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người được giám hộ. Ngoại lệ này loại bỏ được yếu tố trụ lợi của người giám hộ và hướng tới mục đích của giám hộ, bởi vì có nhiều trường hợp, giao dịch dân sự giữa các chủ thể trong quan hệ giám hộ được thực sẽ đảm bảo lợi ích cho người được giám hộ. Ví dụ người được giám hộ cần chữa bệnh và phải bán nhà là tài sản được thừa kế từ bố mẹ nhưng không có người mua hoặc người mua trả giá quá rẻ thì người giám có thể mua căn nhà trên để đảm bảo người được giám hộ có tiền chữa bệnh. Giao dịch này phải đặt dưới sự giám sát và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ để đánh giá được tính vì lợi ích của người được giám hộ của giao dịch dân sự

Người giám hộ của người chưa thành niên,người mất năng lực hành vi dân sự đương nhiên được quản lý tài sản của người được giám hộ theo nội dung này.người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được thực hiện những nội dung cụ thể như thế nào trong các nội dung trên phụ thuộc vào định của Tòa án.

Luật gia Nguyễn Thị Phương Hoa - Phòng tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.