Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ
tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật
TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất, về quyền thừa kế tài sản do bố chồng bạn để lại. Trường hợp bố chồng bạn mất mà không để lại di chúc để định đoạt tài sản thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng di sản thừa kế do bố chồng bạn để lại.
Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Tuy nhiên, do chồng bạn và người để lại di sản (bố đẻ) đã chết cùng thời điểm với nhau nên theo quy định của pháp luật thì đây thuộc trường hợp được hưởng thừa kết thế vị. Cụ thể: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống…” (Điều 677 BLDS 2005)
Theo đó, con bạn sẽ được hưởng một phần di sản thừa kế từ bố chồng mà đáng ra bố cháu còn sống thì sẽ được hưởng.
Thứ hai, về quyền thừa kế di sản do chồng bạn để lại.
Tương tự như phần trên đã nêu, chồng bạn mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế được phân chia theo pháp luật.
Theo đó, những người có quyền thừa kế di sản của chồng bạn là bạn (vợ), con bạn, mẹ chồng bạn. Vì cả ba người đều cùng một hàng thừa kế nên được hưởng phần di sản bằng nhau.
Thứ ba, về di sản thừa kế. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
- Về số tiền phúng viếng: tiền phúng viếng là khoản tiền hình thành sau khi bố chồng và chồng bạn mất. Mà khi mất thì người đó không còn năng lực pháp luật dân sự nữa theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Đã không còn năng lực pháp luật dân sự nữa thì không có các quyền về sở hữu, về thừa kế và các quyền về tài sản khác nữa, do đó số tiền phúng viếng này không thuộc quyền của người đã khuất (người đã chết và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự). Mặt khác cũng thấy rằng: người đã khuất không có căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với phần tiền phúng viếng do đó không có quyền đối với phần tiền này và không thể để lại thừa kế đối với phần tiền này.
- Về tiền bồi thường thiệt hại.
Theo quy định tại điều 610 Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
"a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng."
Vậy người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Ðiều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
- Về tiền bảo hiểm:
+ tiền trợ cấp mai táng: nếu người lao động có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên mà mất sẽ được nhận trợ cấp mai táng. Người lo mai tang được nhận khoản tiền này.
+ Tiền trợ cấp tuất: thân nhân người mất sẽ được hưởng.
Khuyến nghị:
- Để
có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các
Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp
luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội
dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp,
Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các
điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã
được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó,
Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường
hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận