-->

Tư vấn về giải quyết tranh chấp đất đai liên quan tới thừa kế

Phần đất là di sản của người mất để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

Hỏi: Chồng tôi bị bệnh ung thư gan rất nặng nên tôi phải phải bán nhà, bán đất chữa bệnh cho chồng tuy nhiên do bệnh nặng nên chồng tôi đã mất. Thật không may mắn cho tôi là cũng không có con cái. Năm nay tôi đã 51 tuổi. Tôi muốn xây 1 căn nhà nhỏ để có chỗ ra vào, tôi đã làm móng nhà nhưng bố chồng tôi đã san bằng và trồng chuối khắp nền nhà, đồng thời xây tường lấn chiếm hết đất của tôi. Vậy mong luậttư vấn để tôi có thể bảo vệ được quyền lợi của mình? (Nguyễn Khang - Tuyên Quang)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân – Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Thứ nhất,nếu chồng của chị chết và có di chúc thì đương sự sẽ tiến hành chia di sản thừa kế theo đúng nội dung di chúc. Trường hợp chồng mất mà không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật.

Điều676 bộ luật dân sự 2005 có quy định về hàng thừa kế như sau:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
...

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau".


Chiểu theo quy định trên, chị và bố mẹ chồng (nếu mẹ còn sống)thuộc hàng thừa kế thứ nhất, và cả 03 người sẽ ngang nhau khi chia di sản thừa kế. Vậy, di sản thừa kế của chồng sẽ được chia thành 03 phần bằng nhau.

Tuy nhiên, nếu thửa đất trên là tài sản chung hợp nhất của anh chị (tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân) thì chị sẽ được hưởng 2/3 diện tích thửa đất, bố và mẹ chồng được hưởng 1/3 diện tích thửa đất trên. Bởi, nếu là tài sản chung hợp nhất thì chị đã có 1/2 tổng diện tích thửa đất.

Điều 66luật hôn nhân và gia đình 2014giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết như sau:

"2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế".

Ví dụ: thửa đất rộng 300m2, nếu thừa đất là tài sản riêngcủa chồng thì mỗi người sẽ hưởng 100m2. Nếu thửa đất là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng chị thì chị sẽ hưởng 200m2, bố mẹ chồng sẽ hưởng 100m2.

Thứ hai,việc phân chia di sản thừa kế trừ đi những chi phí sau đây quy định tại Điều 683bộ luật dân sự 2005về thứ tự ưu tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

"1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; 2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu; 3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; 4. Tiền công lao động; 5. Tiền bồi thường thiệt hại; 6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước; 7. Tiền phạt; 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác; 9. Chi phí cho việc bảo quản di sản; 10. Các chi phí khác."

Được biết là sau khi chồng chị qua đời chị là người trực tiếp sử dụng và cải tạo mảnh đất nên khi chia di sản thừa kế sẽ phải trừ đi chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng, chi phí cho việc bảo quản di sản và có thể có các chi phí khác.

Nếu các bên tranh chấp và không thể tự thỏa thuận phân chia khối di sản thừa kế trên thì chị có thểnộp đơn tại TAND quận, huyện nơi bị đơn cư trú để được thụ lý và giải quyết.Khi bản án dân sự có hiệu lực pháp luật thì các quyền lợi của chị sẽ được đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.