Luật sư tư vấn về việc phân chia lợi nhuận...
Hỏi: Vào năm 2013 em cùng với người bạn cùng làm ra quán cà phê trên đất bạn em, khi đó hai người không có thoả thuận chung với nhau gì hết, chỉ quyết rằng : em là người bỏ ra tiền mặt còn bạn của em thì có đất, thế là hai anh em đều bỏ ra công làm, sau một thời gian kinh doanh buôn bán nhưng không tiến triển thì có một công ty thuê lại quán đó là 2,1 triệu / tháng, trong thời gian 5 năm và cứ 3 tháng thì trả một đợt.Một lần nhận như vậy là 6,3 triệu. Thế là anh em chia nhau: Em thì 3 triệu còn bạn em thì 3,3 triệu trong một lần nhận như vậy. Thời gian trôi qua cũng đã được 1 năm, sau đó hai anh em có xích mích nhau nên xảy ra mâu thuẫn. Thế làbạn em (chủ đất ) nói với em rằng :Em cũng đã nhận tiền nhiều rồi , từng đó đã quá đủ để trả lại vốn liếng tiền mặt khi em đã đầu tư ra, và từ bây giờ phải chia ba, tức là em, bạn em và phần đất nữa (của bạn em). Em thì không đồng ý vì bạn em không bỏ đồng nào khi đầu tư làm quán, em nói với bạn em rằng anh ta phải trả lại một nữa số tiền em bỏ ra khi đầu tư quán để hai anh em cùng hoà vốn, rồi mới chia ba được nhưng bạn em kiên quyết không chịu. Vậy trong trường hợp trên, ai đúng và ai sai? (Tình Như - Quảng Ninh)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo nội dung thư mà bạn gửi cho chúng tôi, hiện nay các bạn đang có mâu thuẫn trong vấn đề phân chialợi nhuận khi kinh doanh. Để giải quyết vấn đề này, theo quyđịnh của pháp luật doanh nghiệp các bạn có thể tiến hành các bước sau:
Thứ nhất, định giá tài sản góp vốn: theo như thỏa thuận ban đầu, bạn là người bỏ tiền, người bạn còn lại góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, các bạn lại chưa định giá từng tài sản có giá trị là bao nhiêu trong giá trị tài sản chung. Chính điều này đã ảnh hưởng đến việc phân chia tỉ lệ lợi nhuận sau này. Vì thế, để giải quyết mâu thuẫn, việc đầu tiên các bạn phải định giá tài sản mà mình đã góp theo quyđịnh của Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2014:
"1. Tài sản góp vốn không phải làĐồngViệt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chứcthẩmđịnh giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chứcthẩmđịnh giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chứcthẩmđịnh giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được địnhgiávà giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu,Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh,Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do mộttổ chứcthẩmđịnh giáchuyên nghiệp định giá. Trường hợptổ chứcthẩmđịnh giáchuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.
Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viênHội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viênHội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được địnhgiávà giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế".
Thứ hai, sau khi xác định được tỉ lệ góp vốn, các bạn có thể phân chia lợi nhuận dựa vào tỉ lệ góp vốn này theo quyđịnh tại Nghị định 102/2010/NĐ-CP:
"Trong thời hạn chưa góp đủ số vốn theo cam kết, thành viên có số phiếu biểu quyết và được chia lợi tức tương ứng với tỷ lệ số vốn thực góp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác".
Do đó, nếu các bạn không có thỏa thuận khác và cả hai đã cùng góp đủ số vốn đã cam kết thì sẽ tiến hành phân chia lợi nhuận trên tỉ lệ số vốn đã góp. Điều này sẽ giải quyết được mâu thuẫn về vấn đề phân chia lợi nhuận của cả hai bên.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận