-->

Phân chia di sản thừa kế không để lại di chúc như thế nào ?

Trường hợp người chết không để lại di chúc, di sản thừa kế được chia theo pháp luật

Hỏi: Bố tôi mất, không để lại di chúc, nhưng giữa các anh chị em không có sự đòi hỏi tranh chấp gì cả. Chú tôi hiện tại đang làm đơn lên tòa đòi chia phần đất nông nghiệp phần của bà tôi. Tôi có xem sổ thuế đất nông nghiệp nhà tôi, thì tổng số đất nông nghiệp ( cả đất trồng cây màu và lúa là 5200 m2 ) khoảng 14 sào. Trong khi đó những người hàng thừa kế thứ nhất gồm 6 anh chị em tôi, mẹ tôi, và bà nội tôi. Nhưng chú tôi đòi 5 sào ruộng cấy được.Trước đây bà nội tôi ở với gia đình tôi, nhưng sau khi bố tôi mất, chú đón bà về ở cùng, mang tính chất lợi dụng để đòi đất,hàng xóm cũng phản ánh nhiều về sự đối xử của chú tôi với bà nội tôi là không tốt: như nhốt bà ở nhà không có ai chăm sóc , nhốt khóatrái cửa không cho ra ngoài,có người làm chứng, nhưng do bà tôi tuổi cao không được sáng suốt và minh mẫn nữa. Nguyện vọng của gia đình tôi là được đón bà về phụng dưỡng và tránh đi sự chia rẽ gia đình dòng tộc.Nhưng có một vấn đề là số đất trên là chưa có giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất nông nghiệp,chỉ có sổ thuế do bố mẹ tôi đóng thuế. Rất mong luật sư tưvấn. Sắp tới tòa gọi nhà tôi lên hầu kiện rồi,nếu ra tòa thì sẽ chia như thế nào? Phần đất nông nghiệp kia sẽ được xác định cho ai là ngườiđể lại thừa kế: bố tôi hay bà tôi?Bố tôi canh tác đất này thường xuyên liên tục từ những năm 70 rồi. (Văn Thi - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Về chia thừa kế, chúng tôi sẽ xác định ba trường hợp:

Trường hợp thứ nhất, quyền sử dụng đất thuộc một mình bà bạn. Khi đó, trường hợp này, bà chưa mất, do đó không thể tiến hành chia thừa kế, vì chưa đến thời điểm mở thừa kế:

Điều 633 Bộ luật dân sự năm 2005 về thời điểm, địa điểm mở thừa kế:"1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này".

Trường hợp thứ hai, quyền sử dụng đất thuộc một mình bố bạn. Khi đó, bạn đã xác định đúng hàng thừa kế thứ nhất:

Điều 676Bộ luật dân sự năm 2005 vềngười thừa kế theo pháp luật:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết".

Trường hợp thứ ba, quyền sử dụng đất thuộc cả bố bạn và bà bạn. Trong trường hợp này, di sản thừa kế là phần đất thuộc quyền sử dụng của bố ban. và người thế như bạn xác định.

Do đó, việc chú bạn đòi 5 sào là không hợp lý vì dù thuộc quyền sử dụng đất của bà nhưng bà chưa mất, nếu thuộc quyền sử dụng đất của bố bạn thì chú bạn không phải là hàng thừa kế thứ nhất. Ngoài ra:

Điều 643Bộ luật dân sự năm 2005 vềngười không được quyền hưởng di sản:

"1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc".

Như vậy, với những hành vi của chú bạn thì chú của bạn thuộc diện không được quyền hưởng di sản.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.