Phân biệt nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận, một số lưu ý

Nhãn hiệu tập thể thể hiện sự liên minh giữa một nhóm các doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu; còn nhãn hiệu chứng nhận lại dẫn chiếu những tiêu chuẩn nhất định mà các sản phẩm dùng nhãn hiệu đó đáp ứng.

Nhãn hiệu tập thể là do tập thể làm chủ, còn nhãn hiệu chứng nhận lại do một tổ chức nhất định đứng ra đăng ký và có thể được sử dụng cho bất kỳ chủ thể nào đáp ứng các tiêu chuẩn xác định của chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Các quy định của pháp luật về nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận:

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đối, bổ sung năm 2009 (Luật Sở hữu trí tuệ) quy định về nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận như sau:

"Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó" (khoản 17 Điều 4).

"Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu" (khoản 17 Điều 4).

Phân biệt nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận:

- Giống nhau: Đều là nhãn hiệu dùng để phân biệt các loại hàng hóa dịch vụ; Có thời hạn bảo hộ là 10 năm, thời hạn bảo hộ không giới hạn.

- Khác nhau: Một là về chủ thể đăng ký: Nhãn hiệu tập thể là do tập thể làm chủ, còn nhãn hiệu chứng nhận lại do một tổ chức nhất định đứng ra đăng ký và có thể được sử dụng cho bất kỳ chủ thể nào đáp ứng các tiêu chuẩn xác định của chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận. Hai là về chủ thể nộp đơn: Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, chủ đơn phải nộp kèm theo danh sách những thành viên trong tập thể đó cùng sở hữu. Nhãn hiệu chứng nhận thì lại chỉ có một tổ chức đứng ra nộp mà thôi. Sau khi nộp đơn đối với nhãn hiệu chứng nhận là chủ thể nộp đơn đăng ký phải được xem là “có thẩm quyền chứng nhận” hàng hóa có liên quan. Nhãn hiệu chứng nhận cũng có thể được sử dụng cùng với các nhãn hiệu riêng của nhà sản xuất hàng hóa nhất định. Nhãn hàng hóa sử dụng như nhãn hiệu chứng nhận là bằng chứng chứng tỏ rằng sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể được đặt ra khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Ví dụ về nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu chứng nhận: VINACERT CERTIFICATION VNC, V Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao Do Người Tiêu Dùng Bình Chọn, Rau DA LAT VEGETABLE... Nhãn hiệu tập thể: Rượu Tuy Lộc, lụa Hà Đông, miến dong Bắc Kạn, chuối La Ban...

Một vài sơ xuất thường gặp trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận:

Quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho thấy người nộp đơn thường gặp một số thiếu sót chủ yếu sau:


- Thiếu giấy phép hoặc quyết định thành lập, điều lệ hoạt động của tổ chức xác nhận chức năng thẩm quyền quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận chất lượng, nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hàng hoá dịch vụ. (Vì trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu thông thường thì không phải bổ sung tài liệu này).

- Thiếu quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trong hồ sơ yêu cầu đăng ký nhãn hiệu.

- Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận chưa hiểu rõ quyền nộp đơn do đó có những người nộp đơn không có quyền nhưng vẫn nộp đơn đối với các loại nhãn hiệu này. Ví dụ: Cơ sở sản xuất, cá nhân…

- Người nộp đơn nhầm lẫn trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đơn, mặc dù không có nhu cầu đăng ký loại nhãn hiệu này nhưng lại đánh dấu trong hồ sơ đơn là có yêu cầu, hoặc có nhu cầu đăng ký và gửi kèm trong hồ sơ nhưng lại không đánh dấu trong tờ khai.

- Trong quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể thường không đưa ra tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể; các điều kiện sử dụng nhãn hiệu; biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu. Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu không được xác nhận bởi chính các tổ chức và cá nhân đó (thiếu chữ ký và dấu xác nhận).

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể thường không được xác nhận của cấp chủ quản nhãn hiệu hoặc cấp trên của chủ sở hữu nhãn hiệu.

- Trong hồ sơ đơn thường thiếu giấy cho phép đăng ký của cấp hành chính (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) đối với các đăng ký nhãn hiệu là các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá và dịch vụ mà yêu cầu đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể, hoặc nhãn hiệu chứng nhận, hoặc có nhưng chỉ cho phép sử dụng chứ không phải cho phép đăng ký.

- Người nộp đơn thường không chỉ ra trong tờ khai mục đích, nội dung và phương thức của việc chứng nhận (chứng nhận chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc địa lý hay kết hợp giữa các mục đích đó), chứng nhận như thế nào: Trình tự, thủ tục cấp phép chứng nhận các cách thức kiểm tra, duy trì mục đích và nội dung chứng nhận.

- Cách thức đăng ký chỉ dẫn địa lý có gắn với logo: Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý dùng để đăng ký chỉ có thể là tên địa danh hoặc dấu hiệu biểu trưng của vùng địa lý. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chủ đơn thiết kế hình ảnh gắn kèm tên địa danh và nộp đơn đăng ký dấu hiệu đó. Trong trường hợp này cần lưu ý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ chỉ có thể là tên địa danh. Còn dấu hiệu (logo) gắn kèm tên địa danh có thể bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể.

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng vì mục đích nghiên cứu khoa học, hoặc phổ biến kiến thức pháp luật;
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].