Nhờ người khác ép đòi lại khoản tiền nợ có hợp pháp không?

Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

Hỏi: Tôi có vay của người khác 70.000.000 đồng (hai bên điều có giấy tờ) với lãi suất (thoả thuận bằng miệng 1triệu/10nghìn/1ngày) tôi đã đóng được 1 thời gian. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi xin trả 1tháng/1triệu và bên cho vay đã đồng ý tôi đã trả được 8 tháng vì gián đoạn công việc nên ngưng.Nay tôi xin trả lại như trên nhưng bên cho vay không đồng ý và nhờ người khác tới bắt buộc đòi và bắt tôiphải trả hơn mức thu nhập của tôi vậy nếu tôi nhờ tới pháp luật can thiệp thì tôi có vi phạm pháp luật không. Còn bên cho vay như thế nào? (Hoàng Anh - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Hoài Thu - Tổ tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của anh (chị), chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của pháp luật như sau:
- Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 quy định về lãi suất như sau: "1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. 2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ."
Như vậy, hiện nay lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước là 9%/năm thì lãi suất cho vay một tháng không được vượt quá 1.125%/ tháng. Với mức lãi suất 10.000 đồng/triệu/ngày thì mức lãi suất của bạn là: 30%/ tháng. Mức lãi suất như vậy là vi phạm quy định của pháp luật.Trong trường hợp của bạn 2 bên đã có hợp đồng vay. bạn không nói rõ về thời hạn vay nên chúng tôi không biết hợp đồng vay của bạn đã đến hạn trả hay chưa. Bạn căn cứ trên hợp đồng vay để xác định nghĩa vụ của mình. Còn đối với bên cho vay với mức lãi suất 10.000 đồng/1 triệu/1 ngày thì đã vi phạm quy định của pháp luật.

- Điều 163 Bộ luật hình sự 2009 quy định về tội cho vay lãi nặng: "1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

Như vậy, thì bên cho vay đã có dấu hiệu của hành vi cho vay nặng lãi. Bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi cho vay nặng lãi ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.