Nhận nuôi con nuôi, thủ tục thế nào?

Nếu người nhận con nuôi đủ điều kiện nhận nuôi con và không thuộc các trường hợp pháp luật cấm nhận nuôi con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi.

Hỏi: Chúng tôi kết hônđãđược 12 năm, nhưng vẫn chưa có con, nên quyết định nhận con nuôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi phải làm những thủ tục nào để có thể nhận nuôi con một cách hợp pháp và vợ chồng tôi có thể đứng tên là cha mẹ trong khai sinh của đứa trẻ được không? (Hoàng Ân - Hà Nội)

c

>>>Luật sư tư vấn pháp luậtqua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Thủy-Công ty LuậtTNHH Everest - trả lời:

Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi:

Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:“a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt.” (Khoản 1, Điều 14).

Những người sau đây không được nhận con nuôi:“a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;c) Đang chấp hành hình phạt tù...” (Khoản 2, Điều 14).

Đăng ký việc nuôi con nuôi:“1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.” (khoản1 ,Điều 22)

Nghị Định số 19/2011/NĐ-CP quy định về lệ phí và thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi:

“1.Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là bốn trăm nghìn đồng (400.000 đồng)/trường hợp.”(Khoản 1 Điều 40)
“2.Trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi mà phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh đang lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã còn để trống, thì căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, công chức tư pháp – hộ tịch ghi bổ sung các thông tin của cha mẹ nuôi vào phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; tại cột ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi..”(Khoản 2 Điều 10)

Như vậy, nếu vợ chồng anh (chị) đủ điều kiện nhận nuôi con và không thuộc các trường hợp pháp luật cấm nhận nuôi con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi. Theo đó, anh (chị) chuẩn bị hồ sơ nhận nuôi con nuôi theo quy định tại điều 17 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 gửi đến UBND xã nơi vợ chồng anh (chị) thường trú, lệ phí nhận nuôi con là bốn trăm nghìn đồng.

Về vấn đề liên quan đến tên cha mẹ thì nếu phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh còn để trống thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi bổ sung các thông tin của cha mẹ nuôi trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.