Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối thương hoàn toàn khác nhau về bản chất nhưng vẫn thường bị nhầm lẫn bởi sự giống nhau về mặt hình thức.
Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối thương hoàn toàn khác nhau về bản chất nhưng vẫn thường bị nhầm lẫn bởi sự giống nhau về mặt hình thức.
Thứ nhất, sự khác nhau về khái niệm
Khoản 16, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: "16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau." "dấu hiệu" để phân biệt hàng hóa, dịch vụ có thể là chữ cái, từ ngữ hoặc hình ảnh...
Khoản 21, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: "21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh."
Có thể thấy từ hai định nghĩa trên, có thể thấy khác biệt cơ bản của nhãn hiệu và tên thương mại là ở hình thức thể hiện. Trong khi nhãn hiệu thể hiện ra bên ngoài bằng "dấu hiệu" thì tên thương mại lại thể hiện bằng "tên gọi". Tuy nhiên, vì "dấu hiệu" của nhãn hiệu có thể là chữ cái, từ ngữ nên có thể bị nhầm lẫn với "tên gọi" của tên thương mại.
Thứ hai, sự khác nhau về điều kiện bảo hộ
Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu: " 1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; 2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. " (Điều 72, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005) Ngoài ra, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 còn quy định về những trường hợp dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu là các dấu hiệu trung hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các đối tượng khác theo quy định.
Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại: " Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh." (Điều 76, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005)
Nhãn hiệu và tên thương mại nói chung đều là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, hay nói rộng hơn là quyền sở hữu trí tuệ. Sở hữu những đối tượng này là nắm trong tay quyền về sở hữu trí tuệ. Tuy vậy, đối với mỗi đối tượng khác nhau, cách thể hiện quyền cũng khác nhau, do đó cần thiết phân biệt hai đối tượng này việc xác lập và sử dụng quyền được hiệu quả nhất.
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận