-->

Nhà người khác nghiêng chạm sát nhà mình, yêu cầu bồi thường thế nào?

Trong trường hợp này, đây là tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại, nên tranh chấp về đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại phải đáp ứng điều kiện là có thiệt hại thực tế xảy ra.

Hỏi: Ngôi nhà hiện tại của tôi đang sử dụng giáp ranh với 01 ngôi nhà khác. Hiện tại, ngôi nhà này nghiêng nặng và đã chạm sát vào nhà của gia đình tôi (bình thường tường 02 nhà cách nhau khoảng 30cm). Gia đình tôi đã đưa đơn lên UBND phường. UBND cũng đã tổ chức hòa giải 02 lần, nhưng không thành vì chủ nhà kia không có mặt.

Nay tôi đưa đơn lên Tòa án huyện nhưng Tòa án không thụ lý đơn khiếu nại. Cán bộ tiếp nhận đơn trả lời là: chưa có thiệt hại nên không nhận đơn. Xin hỏi luật sư, sự việc này có đúng không? Nếu khi xảy ra sự việc thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm, vì nhà đúc bê tông kiên cố và có lầu? Gia đình tôi cảm thấy lo lắng và không cảm thấy thỏa đáng với câu trả lời đó? (Thàng Hưng- Thái Bình).


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Căn cứ vào các quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS), thì:

Khoản 2 Điều 265 quy định vềghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản: "2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác".

Khoản 1 Điều 604 BLDS cũng quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: "Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường".

Điều 627 BLDS cũng quy định về việc bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra: "Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng".

Như vậy, ngôi nhà bên cạnh nhà củaanh (chị)đã vi phạm nguyên tắc tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản, theo đó ngồi nhà bên cạnh chỉ có quyền sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác. Việc ngôi nhà bị nghiêng thì phải tiến hành sửa chữa lại để không gây thiệt hại và ảnh hưởng đến nhà người khác, nếu gây thiệt hại thì nhà hàng xómsẽ phải bồithường cho gia đình bạntheo quy định của pháp luật.

Về việc Tòa án không thụ lý đơn khiếu nại, cán bộ tiếp nhận hồ sơ trả lời là chưa có thiệt hại nên không nhận đơn thì phải xét tranh chấp của anh (chị). Trong trường hợp này, đây là tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại, nên tranh chấp về đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại phải đáp ứng điều kiện là có thiệt hại thực tế xảy ra. Trong trường hợp củaanh (chị)chưa nói là ngôi nhà bên cạnh nghiêng sát nhà củaanh (chị)đã gây ra thiệt hại như thế nào, nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể choanh (chị). Tuy nhiên, việc cán bộ của Tòa án từ chối tiếp nhận đơn là đúng quy định pháp luật vì tranh chấp củaanh (chị)là tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại nên cần phải có thiệt hại thực tế xảy ra.

Kiến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.