Điều 33 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự có quy đinh về mức phí, thủ tục thu nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án.
Hỏi: Tôi là nạn nhân và là nguyên đơn trong một vụ án dân sự. Sau khi tôi khởi kiện tại tòa án, Tòa án đã xử tôi thắng kiện, nhưng khi tôi nộp đơn tại cơ quan thi hành án thì cơ quan thi hành án thông báo cho tôi biết những khoản tiền mà tôi phải gánh chịu khi cơ quan này thi hành bản án của tôi. Xin hỏi, theo quy định của pháp luật hiện nay, tôi là nạn nhân thì có phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự hay không? Nếu chịu chi phí thi hành án thì tôi sẽ chịu những khoản tiền nào? (Nguyễn Bình - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Thắc mắc bạn hỏi được quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật thi hành án dân sự 2008 như sau:
"2. Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:a) Chi phí xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này; chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;b) Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ...".
Như vậy trường hợp bạn là người được thi hành án thì vẫn phải chịu một số chi phí phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật, bạn phải nộp các khoản phí như sau:
- Chi phí xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44 luật thi hành án.
- Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;
- Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
Tại Điều 33 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự có quy đinh về mức phí, thủ tục thu nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án như sau:
"1. Mức phí thi hành án là 3% (ba phần trăm) trên số tiền hoặc giá trị tài sản thực nhận nhưng tối đa không vượt quá 200 triệu đồng/01 đơn yêu cầu thi hành án.Trường hợp Tòa án không tuyên giá trị của tài sản hoặc có tuyên nhưng không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với giá thị trường tại thời điểm thu phí thì cơ quan thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí thi hành án phải nộp của người được thi hành án. Chi phí định giá do cơ quan thi hành án dân sự chi trả từ nguồn phí thi hành án được để lại.2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu phí thi hành án để thực hiện việc thu phí thi hành án khi chi trả tiền hoặc tài sản cho người được thi hành án.Người được thi hành án không nộp phí thi hành án thì cơ quan thu phí có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành án, bao gồm cả việc bán đấu giá tài sản đã giao cho người được thi hành án để bảo đảm thu hồi tiền phí thi hành án. Chi phí định giá, bán đấu giá tài sản để thu phí do người được thi hành án chi trả".
Như vậy trong trường hợp bạn là người yêu cầu và được thi hành án thì bạn vẫn phải nộp phí thi hành án theo quy định của pháp luật. Khi bạn nộp đơn tại cơ quan thi hành án thì cơ quan thi hành án thông báo cho bạn biết những khoản tiền mà bạn phải gánh chịu khi cơ quan này thi hành bản án của bạn là đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, luật cũng quy định các trường hợp không phải chịu phí thi hành án tại Điều 34 Nghị định 58/2009/NĐ-CP như sau: "Điều34. Những trường hợp không phải chịu phí thi hành án.Người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án khi được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây:1. Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động;2. Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vì mục đích kinh doanh mà người được thi hành án được nhận;3. Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi;4. Số tiền hoặc giá trị tài sản theo các đơn yêu cầu thi hành án không vượt quá hai lần mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định;5. Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội".
Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì không phải chịu phí thi hành án.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận