Trường hợp người vận chuyển được chứng minh không có lỗi và không biết về việc vận chuyển thì khi bị bắt sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hỏi:Cho tôi hỏi là nếu một người vận chuyển̉n chất ma tuý mà không biết khi bị bắt thì bị xử phạt như thế nào? (Khánh Tuấn - Hải Dương)
Để xác định có dấu hiệu của tội tàng trữ vận chuyển trái phép ma túy quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự 1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) cần phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm như sau:
- Khách thể, hành vi phạm tội đã xâm hại đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy.
- Chủ thể, là bất kì người nào có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
- Mặt chủ quan, Yếu tố lỗi, người phạm tội cố ý.
- Mặt khách quan, thể hiện qua hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy qua các phương pháp vận chuyển như qua đường bưu điện, đường thủy, đường hàng không,...
Mức xử phạt đối với hành vi vận chuyển ma túy trái phép được quy định tại Điều 194 BLHS tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy:
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Có tổ chức;b) Phạm tội nhiều lần;c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;p) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Ngoài ra theo điểm c, khoản 2 Điều 21 Nghị định số 167/2013, người vi phạm còn phải nộp khoản tiền phạt 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm này.
Trong vụ án, cơ quan tố tụng phải xem xét đầy đủ 04 yếu tố cấu thành tội phạm phân tích ở trên thì mới có thể kết luận được có cấu thành tội vẫn chuyển ma túy trái phép hay không. Trường hợp người vận chuyển được chứng minh không có lỗi và không biết về việc vận chuyển thì khi bị bắt sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng nếu chứng minh được, người vận chuyển sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận