-->

Muốn ủy quyền cho người khác đòi nợ thay có được không?

Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Hỏi: Tôi có cho người bạn vay tiền từ năm 2010 đến nay chưa trả khi vay tiền người bạn ấy có ghi giấy vay nợ ký tên hẹn khi nào cần báo trước 1 tháng từ đó tới nay vẫn không trả tiền theo như giấy vay nợ thoả thuận, mặc dù đã đòi rất nhiều lần. Bây giờ, tôi muốn uỷ quyền giấy đòi nợ thì làm thủ tục như thế nào cho đúng, giấy uỷ quyền đó thì làm ở đâu và làm như thế nào? (Minh Hoàng - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6218
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Hoài Thu - Tổ tư vấn pháp luật dân sựcủa Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

Điều 142 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện theo uỷ quyền như sau: "1. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.2. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản."

Điều 144 Bộ luật dân sự 2015 quy định về phạm vi đại diện như sau: "1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.2. Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền.3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.4. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."

Như vậy, anh/chị có quyền ủy quyền cho người khác thay mình đòi số tiền trên tuy nhiên anh/chị cần lưu ý người mà đại diện cho anh/chị không được đồng thời là người đại diện cho người vay tiền anh/chị trong quan hệ liên quan tới hợp đồng vay.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.