Hỏi: Năm nay tôi 27 tuổi, tôi đã có em bé được 10 tháng tuổi, tôi là giáo viên, thu nhập ổn định. Hiện nay, tôi muốn đơn phương ly hôn với chồng vậy tôi có đủ điều kiện để nuôi con không, để dành được quyền nuôi con thì tôi cần phải làm những thủ tục gì?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Khoản 3 Điều 81 quy định Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục sau khi ly hôn quy định như sau :
"3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".
Theo quy định của pháp luật, khi ly hôn, cha mẹ có thể thỏa thuận xem ai sẽ là người trực tiếp nuôi con. Áp dụng điều luật trên vào trường hợp của chị, do con chị hiện tại được 12 tháng tuổi (dưới 36 tháng tuổi) nên sẽ được giao trực tiếp cho chị nuôi nếu không có thỏa thuận khác của chị và chồng.
Cùng với đó chồng chị sẽ phải thực hiện cấp dưỡng nuôi con theo quy định của của pháp luật. Về thủ tục để giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, chị chỉ cần làm thủ tục ly hôn bình thường vì bản thân sẽ tạo điều kiện để người mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Ngoài ra có thể chị chuẩn bị các giấy tờ chứng minh về thu nhập hay điều kiện kinh tế để chứng minh khả năng nuôi con của chị.
Mức cấp dưỡng nuôi con
Điều 82 và Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định như sau :
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
“Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Theo đó, chồng chị không phải là người trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi tuy nhiên vẫn phải có trách nhiệm với việc nuôi dưỡng con cái. Chồng chị phải tôn trọng quyền của con cái khi sống với chị cùng với chị.
Khi nhận thấy chồng gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡng con của chị thì chị có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nuôi của chồng.
Về mức cấp dưỡng, hai vợ chồng chị có thể tự thỏa thuận đưa ra mức trợ cấp nuôi con dưới 36 tháng tuổi dựa vào điều kiện kinh tế, thu nhập của hai bên và nhu cầu của con. Vì con hiện tại 36 tháng tuổi và cha mẹ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng con tới thời điểm trưởng thành, cùng với đó giá cả phát sinh, nhu cầu của xã hội ngày càng cao và đôi khi điều kiện của từng người trong hai vợ chồng chị thay đổi do đó mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Khi không thỏa thuận được mức cấp dưỡng hoặc thay đổi mức cấp dưỡng thì Tòa án sẽ quyết định.
Vợ chồng anh chị có thể thuận tình ly hôn hoặc chị đơn phương ly hôn với chồng. Thủ tục cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp Hồ sơ xin ly hôn tại Tòa án nhân dân Quận/Huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng;
Bước 2: Trường hợp Đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
Bước 3: Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự quận/huyện và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa;
Bước 4: Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải;
Bước 5: Trường hợp hòa giải không thành (hai bên không thay đổi về quyết định ly hôn), trong thời hạn 07 ngày Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao);
– Giấy khai sinh của con (bản sao – nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm…;
Thủ tục ly hôn đơn phương gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;
Bước 2: Trường hợp Đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
Bước 3: Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Hồ sơ khởi kiện xin ly hôn
– Đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao);
– Giấy khai sinh của con (bản sao – nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm…;
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư,
Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa
chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà
Nội
- Chi
nhánh Tây Hà Nội:Tầng 9, tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà,
Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn
phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà
Nội
- Điện
thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
- E-mail:[email protected],
hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận